Những tâm sự cảm động của bệnh nhân ung thư

Một số tâm sự của bệnh nhân ung thư và người nhà

Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ thế nào nếu bị ung thư? Nếu người thân mắc ung thư bạn sẽ làm gì để giúp họ đấu tranh với bệnh tật? Hãy cùng đọc và cảm nhận những chia sẻ sau đây của chính những người trong cuộc để có được nhận thức đúng đắn và vững tin hơn khi đối mặt với căn bệnh này.

*   Chị Nguyễn Thị Khánh Thương (32 tuổi, bệnh nhân ung thư vú):

“Khi đã có ung thư, bạn không thể chiến đấu một mình được. Người bệnh và người thân rất cần biết họ đang ở đâu trên hành trình ung thư của mình”.

*   Anh Nguyễn Đình Hoàng (chồng của một bệnh nhân ung thư vú):

“Thuốc men hay những phương pháp y học chỉ là phụ.

Phần lớn nhất là tinh thần của người bệnh. Tôi nghĩ đây là lúc tôi còn ở bên để chia sẻ gánh nặng bệnh tật cùng với cô ấy.”

*   Một bệnh nhân có nick là “Hổ đói” chia sẻ trên diễn đàn Thanh niên xa mẹ

“Có 1 thứ tối quan trọng giúp ta đối mặt ung thư 1 cách xuất sắc nhất: tinh thần, ở đây, nếu bệnh nhân ung thư được đối xử như “người không bệnh”, cơ may sống sót của anh ta được tăng theo cấp số nhân. Ví dụ: sau này quay lại làm việc, mọi thành viên của công ty anh không coi anh là bệnh nhân, không thương hại, đối xử như trước đây, làm việc đúng mức, tranh luận thẳng thắn, giúp anh không có một chút lăn tăn nào rằng mình là bệnh nhân, anh ta sẽ sống rất lâu”.

roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-mach-mau-nao-1-500x332

*   Anh Richard Teo Keng Siang (42 tuổi, là một bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore):

“Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi;’ khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra.

Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua. Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi.”

*   Anh Phạm Vũ Hiệp (Long Biên – Hà Nội, bệnh nhân ung thư ruột):

“Tối nào tôi cũng nuốt nước mắt một mình trên giường bệnh, dù ngoài mặt vẫn tỏ ra như không có gì… Tiếp đó là những chuỗi ngày đau đớn, hầu như tôi không thể nằm được trên giường. 10 ngày sau đó ngủ, ngồi, trằn trọc suy nghĩ, lầm lì không nói với bất kỳ ai, chỉ u u ơ ơ nói chuyện với con gái nhỏ và nước mắt thì lưng tròng, rồi lại gạt nước mắt khi người thân đâu đó xuất hiện và đến gần.

Đêm về thì thao thức trắng đêm, ngày thì li bì trong giấc ngủ, nhắm mắt đấy nhưng nào có ngủ được tí nào đâu… Tôi thương vợ, thương gia đình và nhất là con gái bé bỏng chưa đầy 1 tuổi. Chính những ngày ấy, tôi vực lại suy nghĩ của mình, đặt mục tiêu sống tích cực, vì mình và vì những người thân yêu (…)

Tinh thần thoải mái lúc này là liều thuốc quan trọng nhất. Nếu sợ bệnh thì bệnh càng tới, nếu không sợ hãi thì bệnh sẽ dần lui. Ung thư không phải là căn bệnh quá khủng khiếp như mọi người vẫn nghĩ, phải dũng cảm chiến đấu với nó để giành lại sự sống. Ai cũng một lần phải chết, nên khi còn sống hãy sống có giá trị và sống vui vẻ.”

* Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Cúc (bệnh nhân ung thư vú):

“Một khi còn tồn tại trên cõi đời này, đừng bao giờ nghĩ cuộc đời mình đã khép lại, dù bị biến cố nghiêm trọng gì cũng không đặt dấu chấm với cuộc sống.”

*   Lê Thanh Hà (35 tuổi, bệnh nhân ung thư vú):

“Mình thấy bi quan lắm vì mình sợ nhất là sống dựa, sống mà phải làm phiền người khác, làm gánh nặng cho mọi người. Đó là điều mình sợ nhất! (…)

Bây giờ nhìn lại mình thấy mình đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Đến thời điểm này, mình nghĩ rằng khi sống 30 năm, 40 năm hay 10 năm cũng chẳng quan trọng, sống đến 70 tuổi có khi vẫn đau buồn, bởi vì trong cuộc đời mình đã không làm được những gì mình muốn. Cho nên mình nghĩ giá trị cuộc sống của mình không phải là mình sống được càng lâu càng tốt mà là mình có thể làm được những điều mình muốn, mình có hạnh phúc không?

Cái này phải nói là cái tích cực của bệnh tật. Nếu mà không có cú sốc của bệnh tật thi suy nghĩ của mình nó sẽ theo chiều hướng khác. Năm mình bị bệnh là 24 tuổi, lúc đó mình coi trọng nhất là công việc, gia đình thì mình coi nhẹ hơn. Bố mẹ nuôi mình lớn, mình học ra trường rồi mình đi thôi… mình rất ít khi ngoái lại nhìn xem bố mẹ mình như thế nào, gia đình mình ra làm sao?

Sau những năm trải nghiệm với bệnh tật, mình có đủ khoảng dừng, khoảng chờ để thẩm thấu tất cả mọi sự thay đổi về cuộc sống, những biến động về tâm lý. Mình thấy, mình yêu quý mọi người xung quanh hơn… Mình nhìn mọi người cởi mở hơn nhiều, đặc biệt là với người thân: bố mẹ, anh chị em, bạn bè. Mình cởi mở hơn, hòa đọng với mọi người, với tập thể thì mình thấy mọi việc tốt hơn, mình nhìn mọi thứ theo hướng tích cực hơn nhiều.”

bi-quyet-de-co-giac-ngu-ngon

*   Một bạn có chị gái mắc bệnh ung thư chia sẻ:

“Thời điểm ở bệnh viện K, thời gian đi khám xét nghiệm, ai cũng hỏi chị Thương 1 câu là: đã có chòng chưa? Còn trẻ thế mà, tại vì mọi người nghĩ rằng độ tuổi mắc ung thư vú phải là độ tuổi trụng niên, hoặc đã có gia đình. Các bác sĩ đều hỏi chung một câu là. “Đã có gia đình chưa” thì chị Thương trả lời là “mới đính hôn”.

Câu hỏi tiếp theo là: “thế nó biết nó có bỏ không”? Gặp bất kì ai, bất kì người nào không phải là bác sĩ cũng hỏi câu tương tự như thế. Mình là người đi cùng chị, mình nghe những câu hỏi đó mình cũng thấy nhói tim đau. Nhưng sau đó, cách mà anh rể tôi hỗ trợ bên cạnh, những cái mà anh hành động chính là cách anh ấy trả lời cho cậu hỏi đó… Khi biết tình trạng bệnh của chị tôi, anh vẫn quyết định kề vai sát cánh với chị. Anh nói “không hề có điều gì sẽ làm thay đổi quyết định về ngày tổ chức lễ cưới”.

Anh rể tôi là người nước ngoài, chế độ ăn rất nhiều thịt, rất nhiều dầu mơ, bơ đường. Nhưng khi anh quyết định bỏ việc bên úc về Việt Nam cùng sống với chị gái tôi, anh thay đổi hoàn toàn về giờ giấc, về thói quen ăn uống. Đây là một trong những điều hỗ trợ tinh thần cho chị gái tôi lớn nhất. Với bệnh nhân ung thư, có được những người thân là người hiểu biết, có thể thay đổi lối sống để cùng họ đồng hành đấu tranh với ung thư thì đó giống như là một liều thuốc tinh thần được trợ thêm cho mũi tiêm họ đang phải điều trị, xạ trị ở bệnh viện.

Những vần thơ tôi làm tuy không hay lắm nhưng qua ánh mắt của mọi người tôi thấy họ thích, điều đó làm cho tôi phấn chấn. Thơ trở thành người bạn thân thiết giúp tôi lấy lại tinh thần, lạc quan đấu tranh chống lại bệnh tật”. Đó là những lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Tác ở thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội – một bệnh nhân đã 4 năm sống chung với căn bệnh ung thư dạng hạch di căn. Bài thơ «Cuộc sống ơi! Ta mến yêu» là món quà ông Tác viết để dành tặng các bác sĩ và nhân viên Khoa xạ đầu cổ Bệnh viện K Trung ương, đó cũng là lời chia sẻ, động viên ông gửi tới các bệnh nhân không may mắc bệnh ung thư.

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.