NotoGinseng (Tam thất)
Trong dân gian, tam thất được ví quý như vàng, được mệnh danh “Kim bất hoán – Vàng không đổi được” vì 3 năm mới ra hoa và phải sau 7 năm gieo trồng mới có thể thu hoạch, được sử dụng cho người huyết áp thấp, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, mất ngủ, suy giảm miễn dịch và đặc biệt hiệu quả trong việc phòng, hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung bướu.
1 – Tam thất trong y học cổ truyền:
Rễ củ tam thất được y học Phương Đông sử dụng từ hàng nghìn năm nay để điều trị các chứng bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, bị thương, bị ngã chảy máu, tụ máu, sưng đau, phụ nữ sau sinh bị sây sẩm chóng mặt, ứ huyết sinh đau bụng
2 – Panax NotoGinseng (Tam Thất) trong y học hiện đại:
Với những tác dụng tuyệt vời của tam thất, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được tiến hành nhằm khám phá cơ chế tác dụng của Saponin trong dịch chiết tam thất, và các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều hoạt tính sinh học quý của Saponin tam thất trên ung bướu
Giảm tình trạng mệt mỏi do hóa xạ trị: Mệt mỏi là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư sau điều trị nhưng khó được cải thiện nếu chỉ nghỉ ngơi đơn thuần. Nhờ tác dụng bổ máu, bồi bổ cơ thể, tam thất đã được bệnh nhân ung thư sử dụng rộng rãi để giảm nhẹ tình trạng mệt mỏi, suy kiệt sau phẫu thuật, hóa – xạ trị.
Ức chế quá trình xâm lấn và di căn: Bằng cách ức chế chuyển đổi yếu tố tăng trưởng biểu mô β1, saponin tam thất được chứng minh có tác dụng đảo ngược quá trình phát triển tế bào K qua đó ức chế sự xâm lấn và di căn của khối u.
Kích hoạt quá trình tự sát của tế bào ung bướu: Mỗi tế bào thường trong cơ thể tồn tại đều tuân theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Tuy nhiên, khi những tế bào già không bị chết đi và thay thế, kết quả là khối u ngày một to thêm. Saponin tam thất đã được chứng minh có khả năng tìm bắt và kích hoạt lại quá trình chết tự nhiên của tế bào ung bướu, từ đó ức chế sự phát triển của khối u.
3. Tam thất và những nghiên cứu lâm sàng
Nghiên cứu 1: Vai trò của tam thất trong việc giảm tác dụng phụ do hóa – xạ trị:
Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Cui Y và cộng sự tại trung tâm ung thư đại học Vanderbilt, Hoa Kì năm 2006 trên 1455 bệnh nhân K vú,
Kết quả: Nhóm 27% (393 bệnh nhân) sử dụng tam thất đều đặn cải thiện đáng kể tình trạng mệt mỏi do hóa xạ trị gây ra. Bên cạnh đó, tổng thời gian sống sót cũng như thời gian sống sót không còn bệnh của nhóm sử dụng tam thất cao hơn hẳn so với nhóm không sử dụng.
Nguồn: Am J Epidemiol. 2006 Apr 1; Association of ginseng use with survival and quality of life among breast cancer patients.
Nghiên cứu 2: Tam thất (NotoGinseng) có khả năng tiêu diệt tế bào ung ung bướu, kích hoạt quá trình tự sát (apoptosis) và ức chế tăng sinh khối u.
Nghiên cứu được tiến hành bởi Chong-Zhi Wang tại Trung tâm nghiên cứu thảo dược, Trường đại học Y khoa Pritzker, Chicago, Hoa Kì trên dòng tế bào ung thư tuyến tụy cho thấy:
Dịch chiết tam thất có khả năng ức chế đến 78.2% kích thước khối u thông qua cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư ở Pha S và Pha G2/M của chu kì tế bào.
Nguồn: Chong-Zhi Wang et al. (2009). Antiproliferative Effects of Different Plant Parts of Panax
notoginsengon SW480 Human Colorectal Cancer Cells. Phytother Res. 23(1): 6–13. doi:10.1002/ptr.2383.
Nghiên cứu 3: Tam thất làm giảm đáng kể tình trạng mệt mỏi sau hóa xạ trị:
Nghiên cứu được thực hiện bởi Yennurajalingam S, tại Trung tâm nghiên cứu ung thư, trường đại học Anderson MD Texas, Houston, Hoa Kì năm 2015 trên 30 bệnh nhân ung thư đang hóa xạ trị.
Kết quả: 21 trên 30 bệnh nhân cải thiện rõ rệt tình trạng mệt mỏi liên quan đến hóa xạ trị
Nguồn: Integr Cancer Ther. 2015 Sep;14 High-Dose Asian Ginseng (Panax Ginseng) for Cancer-Related Fatigue: A Preliminary Report.
4. Những nghiên cứu khác:
Tên nghiên cứu: Ginsenoside Rg1 (Thành phần trong dịch chiết tam thất) làm giảm sự xâm lấn và di căn bằng cách ức chế chuyển đổi yếu tố gây tăng trưởng biểu mô factor-β1-induced đến chuyển dạng trung mô trong tế bào HepG2.
Link gốc: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25515352
Thời gian: 2015
Tác giả: MEILING YU và cộng sự
Kết quả nghiên cứu: Tam thất đã trở thành một trong những nguồn thảo dược phổ biến hiện nay và thành phần ginsenoside Rg1 trong dịch chiết tam thất được biết đến như là những dược chất có nhiều công dụng trong đó có khả năng tiêu diệt tế bào ung bướu. Nghiên cứu này chứng minh ginsenoside Rg1 có tác dụng ức chế việc chuyển đổi yếu tố tăng trưởng factor-β1 (TGF-β1)-induced trong tế bào ung thư gan HepG2.
Khi tế bào được điều trị bằng ginsenoside Rg1 trong 24 giờ, kết quả cho thấy ginsenoside Rg1 đã ức chế sự khởi đầu của quá trình TGF-β1 kích hoạt EMT. Ngoài ra, tế bào HepG2 đã bộc lộ trung mô hình thái khi được tiếp xúc với TGF-β1, nhưng khi tiếp xúc với toginsenoside Rg1, tác dụng đó bị đảo ngược. Ginsenoside Rg1 cũng làm tăng sự biểu hiện của chất đánh dấu kiểu hình biểu mô “E-cadherin” và ức chế sự biểu hiện của chất đánh dấu kiểu hình trung mô vimentin (Vimentin là một kháng nguyên thể hiện sự biệt hoá trung mô của khối u cho kết quả dương tính 12/13 trường hợp). Kết luận, kết quả của nghiên cứu này cho thấy ginsenoside Rg1 có thể ức chế tế bào ung thư gan xâm lấn và di căn in vitro thông qua việc ức chế TGF-β1-induced EMT.
Tên nghiên cứu: Tam thất tăng cường hiệu quả chống ung thư của hóa trị (5-fluorouracil) trên tế nào ung thư tuyến tụy ở người.
Link gốc: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2657471/
Thời gian: 2007
Tác giả: Chong-Zhi Wang và cộng sự.
Trung tâm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu thảo dược, thuộc đại học Chicago, Hoa Kì.
Kết quả nghiên cứu:
Cả 5-fluorouracil và dịch chiết tam thất đều ức chế quá trình tăng sinh của dòng tế bào ung thư HCT-116. Tuy nhiên, việc tăng liều 5-fluorouracil không đi kèm với việc tăng hiệu quả tác dụng. Việc sử dụng kết hợp dịch chiết tam thất và hóa trị
5-fluorouracil làm tăng hiệu quả tác dụng so với việc sử dụng đơn lẻ hóa chất. Khả năng tự sát của tế bào ung thư không được quan sát trên hóa trị 5-fluorouracil ở liều điều trị trong khi tỉ lệ tế bào ung thư tự sát quan sát thất trên mẫu sử dụng dịch chiết tam thất.
Figue1: Effects of 5-fluorouracil combined with notoginseng flower extract on the growth of HCT-116 human colorectal cancer cells. HCT-116 cells were exposed to 5-FU and/or NGF for 48 h and cell proliferation was determined by MTS (a) (mean ± SE, n = 3).
Để có thêm lời khuyên từ chuyên gia, bạn vui lòng gọi lên tổng đài 1800 1796 ( miễn cước) trong giờ hành chính hoặc 091.500.1796 để được các chuyên gia tư vấn thêm.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!