Chán ăn, thay đổi khẩu vị sau hóa – xạ trị

Nhiều bệnh nhân ung thư xuất hiện tình trạng thay đổi khẩu vị sau điều trị ung thư. Sau đây là một số dấu hiệu thay đổi bạn nên quan tâm:

  • Món ăn thay đổi mùi vị, đặc biệt vị đắng, ngọt và mặn
  • Cảm giác món ăn nhạt hơn
  • Các món ăn có vị như nhau
  • Có vị kim loại hoặc chất lạ trong miệng, đặc biệt là sau khi ăn thịt hoặc những món ăn giàu protein

Thay đổi khẩu vị có thể dẫn đến chán ăn, sụt cân. Do đó, việc báo cáo với bác sĩ và y tá về tình trạng chán ăn hoặc thay đổi khẩu vị của bạn là rất quan trọng. Việc kiểm soát tác dụng phụ này là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị ung thư.

0-chung-chan-an-o-tre

NGUYÊN NHÂN THAY ĐỔI KHẨU VỊ

Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi khẩu vị liên quan đến khối u và việc điều trị ung thư. Hiểu về những nguyên nhân này có thể giúp bạn và bác sĩ có thể kiểm soát tốt hơn tình hình.

  • Hóa trị: Thay đổi khẩu vị là một tác dụng phụ phổ biến sau hóa trị. Hơn 50% số bệnh nhân hóa trị xuất hiện triệu chứng này. Thật may là tình trạng này chỉ kéo dài 3 đến 4 tuần sau hóa trị.
  • Một số loại hóa trị sau thường là nguyên nhân của thay đổi khẩu vị:
    • Cisplatin (Platinol)
    • Cyclophosphamide (Neosar)
    • Doxorubicin (Adriamycin)
    • Fluorouracil (5-FU, Adrucil)
    • Paclitaxel (Taxol)
    • Vincristine (Oncovin, Vincasar PFS)
  • Một số thuốc khác cũng làm thay đổi khẩu vị như:

Nhóm thuốc opioid, là những thuốc giảm đau như morphine tác động trực tiếp lên thần kinh trung ương.

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng.

  • Xạ trị: Trường hợp xạ trị vùng đầu và cổ thường làm tổn hại đến vị giác và tuyến nước bọt. Không những vậy, xạ trị đầu,cổ có thể làm thay đổi khứu giác, do đó cũng làm thay đổi mùi vị thức ăn, dẫn đến chán ăn.

Sự thay đổi vị giác do xạ trị có thể bắt đầu hồi phục sau 3 tuần đến 2 tháng ngay sau kết thúc đợt điều trị. Với những bệnh nhân xạ trị bị tổn thương tuến nước bọt, có thể sẽ không lấy lại được hoàn toàn vị giác sau điều trị.

Những nguyên nhân khác:

– Phẫu thuật mũi, cổ hoặc miệng

– Liệu pháp sinh học, ví dụ interleukin-2 (IL-2)

– Khô miệng

– Tổn thương dây thần kinh vị giác

– Vấn đề răng lợi

– Buồn nôn và nôn

51473

KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI VỊ GIÁC

Thông thường, không có liệu pháp đặc trị nào cho tình trạng thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, việc loại bỏ nguyên nhân cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Ví dụ điều trị viêm miệng, khô miệng, vấn đề răng lợi có thể cải thiện tình hình.

Thay đổi khẩu vị khiến bệnh nhân chán ăn dẫn đến sụt cân. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy nói ngay với bác sĩ điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc những gợi ý dưới đây để giúp bạn có những bữa ăn ngon miệng hơn:

  • Chọn những món ăn có mùi vị hấp dẫn
  • Đồ ăn để lạnh sẽ có mùi vị tốt hơn đồ nóng. Tuy nhiên, tránh đồ lạnh nếu bạn đang hóa trị với oxaliplatin (Eloxatin).
  • Sử dụng đồ nhựa hoặc thủy tinh để chứa thức ăn để hạn chế mùi vị kim loại.
  • Sử dụng những thực phẩm giàu protein như thịt gà, trứng, cá, đõ, lạc…
  • Tránh việc ăn 1 đến 2 tiếng trước hóa trị và chỉ nên ăn 3 tiếng sau hóa trị. Đây là cách hạn chế nôn do hóa trị.
  • Giữ răng miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng bằng bàn chải mềm và súc miệng nước muối loãng.
  • Cân nhắc việc bổ sung kẽm sulfat (zinc sulfate), việc bổ sung này có thể cải thiện tình trạng chán ăn ở một số bệnh nhân.

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.