VIÊM NHIỄM
Tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi hệ thống miễn dịch không đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm có hại xâm nhập cơ thể. Bệnh nhân ung thư có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn bình thường do cả khối u và những liệu pháp trị liệu khắc nghiệt đang làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Về hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng xâm chiếm cơ thể. Phòng thủ miễn dịch bao gồm:
- Da
- Lá lách
- Các hạch bạch huyết
- Tủy xương
- Bạch cầu
Tình trạng thiếu hụt bạch cầu trung tính thường tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng. Giảm thiểu tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị ung thư, được gọi là chăm sóc giảm nhẹ. Mặc dù viêm nhiễm có thể chữa trị được những nếu không kịp thời và đúng cách có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Báo cáo với bác sĩ điều trị về tất cả những biểu hiện bất thường để được xử lý kịp thời.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Nhiễm trùng, viêm nhiễm có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể. Miệng, da, phổi, niệu… là những vị trí thường xuyên xuất hiện nhiễm trùng nhất. Báo cáo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp những dấu hiệu sau:
- Sốt trên 38 độ C
- Ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi
- Đau họng, đau miệng hoặc răng
- Đau bụng
- Đau gần hậu môn
- Đái buốt, đái nhắt
- Tiêu chảy hoặc viêm quanh hậu môn
- Ho hoặc nhịp thở ngắn
- Sưng, nóng, đỏ, đau xung quanh một cắt nhỏ
- Xuất hiện mụn nhọt bất thường
NGUYÊN NHÂN NHIỄM TRÙNG
Những yếu tố liên quan đến khối u, liệu pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến tế bào máu hoặc làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch:
– Thiếu ngủ, stress, dinh dưỡng nghèo nàn và những tác dụng phụ khác.
– Hóa trị
– Xạ trị diện rộng
– Khối u ảnh hưởng trực tiếp đến tủy xương như: Bệnh bạch cầu, u lympho
Ung thư di căn đến xương
ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG
Đôi khi, bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao. Giảm bạch cầu trung tính, một số loại hóa trị và xạ trị có thể khiến bạn rơi vào nguy cơ viêm nhiễm.
Nếu bệnh nhân giảm bạch cầu dẫn đến sốt cao, người nhà nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị cho đến khi hết nhiễm trùng.
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ sẽ kê thuốc kích thích sản sinh bạch cầu để nâng cao khả năng tóm bắt và tiêu diệt kháng nguyên.
MẸO PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG
Một số bước sau giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng:
- Nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh
- Tránh tiếp xúc những người đang cảm cúm
- Không nên ăn chung, uống chung hoặc sử dung chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Rửa tay thường xuyên với xà bông hoặc chất sát trùng
- Cẩn thận khi sử dụng những đồ vật sắc nhọn, bỏi chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng trở nên vô cùng nguy hiểm với hệ miễn dịch yếu ớt của bệnh nhân ung thư.
- Không nên ăn thức ăn sống, tái bao gồm cả thịt, cá, trứng. Hoa quả nên rửa kĩ, gọt vỏ trước khi ăn.
- Không nên tiếp xúc quá gần với chó mèo hoặc rác thải động vật
- Sử dụng găng tay khi làm vườn hoặc làm việc nhà, đặc biệt là khi quét dọn
- Đánh răng thường xuyên với bàn chải mềm. Có thể nhúng nước ấm trước khi đánh để làm mềm lông bàn chải.