Như chúng ta đã biết, mỗi tế bào sinh ra đều tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Quá trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế rất phức tạp nhằm đảm bảo không có bất cứ một tế bào nào chống lại quy luật tự nhiên trên. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó kiến hệ thống kiểm soát mắc lỗi dẫn đến một số tế bào phát triển và sinh sản quá nhanh, không kiểm soát và đặc biệt là không chết đi theo quy luật. Kết quả là khối u hình thành như một căn cứ địa kiên cố bao bọc bên trong là những tế bào ung thư hung hãn chực chờ cơ hội để xâm chiếm những bộ phận khác trên cơ thể. Đó là cách ung thư hình thành, phát triển và ung thư vú cũng là một trong số đó!
Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ cơ thể bị mắc lỗi? Ai đã khuấy động sự cân bằng của tự nhiên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành và phát triển của ung thư vú.
1 – Tuổi tác:
Đa số trường hợp ung thư vú phát triển ở ngoài độ tuổi 50. Do đó, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú.
2 – Tiền sử cá nhân bị mắc ung thư vú:
Tiền sử cá nhân bị mắc ung thư vú nghĩa là đã từng xuất hiện khối u ác tính ở một bên vú. Những trường hợp như vậy làm tăng nguy cơ tái phát u ác tính ở vú còn lại lên 1 đến 2% mỗi năm ( Nghĩa là nguy cơ sẽ tăng dần theo năm tháng).
Tuy nhiên nguy cơ này vẫn có thể được kiểm soát nhờ liệu pháp miễn dịch.
3 – Tiền sử gia đình mắc ung thư vú.
Ung thư vú có thể di truyền trong gia đình nếu:
4 – Gen di truyền
Có một số gen di truyền có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú cũng như những loại ung thư khác. Được biết đến nhiều nhất là những đột biến gen 1 và 2 và thường đươc gọi là BRCA1 và BRCA2. Đột biến những gen trên có liên quan mật thiết đến ung thư vú và ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Ung thư vú ở nam cũng như ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ tăng lên nếu người đàn ông đó có những đột biến gen 1 và 2.
Những gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm cả hội chứng Lynch, hội chứng Cowden (CS), hội chứng Li-Fraumeni (LFS), lồng ruột non (PJS) và mất điều hòa telangiectasia (A-T).
Cũng có những gen khác làm tăng nguy cơ ung thư vú, tuy nhiên, cần có thêm bằng chứng đề chứng minh vai trò của chúng trong việc làm tăng nguy cơ ung thư. Ví dụ như, một người mang gen đột biến nhưng không phát triển ung thư vú, hiện tại đang có nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định tất cả những gen có liên quan đến nguy cơ ung thư vú.
Lịch sử ung thư buồng trứng:
Lịch sử ung thư buồng trứng có thể tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ nếu ung thư buồng trứng là do đột biến di truyền. Đột biến gen ung thư vú như BRCA1 hoặc BRCA2 làm tăng cao cả nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Những người phụ nữ không có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 thường không tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Phơi nhiễm estrogen và progesterone.
Estrogen và progesterone là những hocmon nữ quyết định đặc điểm giới tính nữ thứ cấp như sự phát triển vú, mang thai… Sự sản xuất hocmon giới tính nữ giảm dần theo độ tuổi đi kèm với tình trạng mãn kinh. Tình trạng phơi nhiễm lâu dài với những hocmon trên làm tăng nguy cơ ung thư vú.
– Người phụ nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt từ lúc 11 đến 12 tuổi hoặc bước vào
tuổi mãn kinh ở tuổi 55 có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường do do những tế bào vú phải tiếp xúc với estrogen và progesterone lâu hơn.
– Phụ nữ có thai lần đầu ở tuổi sau 35 hoặc những người phụ nữ mang thai không đủ tháng thường có nguy cơ ung thư vú cao. Mang thai có thể giúp giúp giảm nguy cơ ung thư vú do nó đẩy những tế bào vú nhanh đến giai đoan cuối cùng của sự trưởng thành.
Yếu tố kinh tế xã hội:
Những người phụ nữ giàu có thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Mặc dù lý do cho ho sự khác biệt đó vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố có thể liên quan như chế độ ăn quá nhiều chất, yếu tố môi trường và một số yếu tố nguy cơ khác như mật độ vú. Ngược lại, những người phụ nữ nghèo thường có tình trạng ung thư vú nặng hơn và có tỉ lệ tử vong cao hơn so với nhóm giàu có.
Xạ trị: Việc tiếp xúc nhiều với bức xạ ion hóa lúc còn trẻ, ví dụ xạ trị vùng ngực cho những bệnh nhân u lympho Hodgkin làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, một lượng tia xạ rất nhỏ ở những phụ nữ chụp X quang tuyến vú định kì hàng năm không làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Mật độ vú: Mô vú dày đặc có thể khiến việc phát hiện khối u trở nên khó khăn. Mật độ vú có thể là kết quả của nồng độ estrogen cao và mật độ này thường giảm theo độ tuổi. Một số bệnh viên sẽ yêu cầu kết quả chụp X quang bao gồm cả mật độ vú. Những nhà nghiên cứu cho rằng mật độ vú giảm sẽ giảm nguy cơ ung thư vú.
HIỂU VỀ NGUY CƠ UNG THƯ VÚ
Một số công cụ đánh giá nguy cơ ung thư vú đã được phát triển để giúp một người phụ nữ đánh giá rủi ro ung thư vú của mình. Nghiên cứu tốt nhất hiện nay là Gail model, hiện nghiên cứu này được thực hiện ở hiệp hội ung thư quốc gia hoa kì www.cancer.gov/bcrisktool. Sau khi bạn hoàn thành một số thông tin cá nhân cũng như gia đình, bao gồm cả chủng tộc, địa lý, công cụ này sẽ dự báo nguy cơ mắc ung thư vú của bạn trong 5 năm tới. Bỏi vì công cụ này chỉ hỏi về những thông tin ung thư vú ở những thành viên gia đình thân cận nhất và không bao gồm tuổi lúc chẩn đoán của họ, dó đó, công cụ sẽ hiệu quả và chính xác hơn ở những người phụ nữ không mang đột biến di truyền ung thư vú.
NGĂN CHẶN UNG THƯ VÚ
Những nguyên nhân khác nhau dẫn đến những bệnh ung thư khác nhau. Những nhà nghiên cứu vẫn tập trung nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Mặc dù chưa thể tìm ra cách để ngăn chặn hoàn toàn căn bệnh này, bạn vẫn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc. Sau đây là một số giải pháp giúp chúng ta có thể phòng tránh ung thư vú:
– Cắt bỏ vú: Đối với những người phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2, việc cắt bỏ vú để loại bỏ nguy cơ là một giải pháp cần cân nhắc. Giải pháp này có thể giảm thiểu rủi ro ung thư vú lên đến 95%. Những người phụ nữ mang những đột biến trên cũng nên cân nhắc việc cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng. Quá trình này có thể giảm rủi ro cả ung thư vú lẫn ung thư buồng trứng bằng cách chặn buồng trứng sản xuất estrogen
– Hóa dự phòng: Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư vú có thể cân nhắc giải pháp hóa dự phòng. Hóa dự phòng là việc sử dụng thuốc để hạn chế rủi ro ung thư. Hai thuốc tamoxifen (Nolvadex, Soltamox) và raloxifene (Evista) được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư vú. Những thuốc này được gọi là những điều biến receptor estrogen chọn lọc (SERMs) và chúng không phải là hóa trị. Một chất điều biến estrogen chọn lọc là thuốc chặn receptor estrogen ở mô. Phụ nữ sau mãn kinh và tiền mãn kinh có thể sử dụng tamoxifen, trong khi raloxifene chỉ được sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh. Mỗi thuốc đều có tác dụng phụ khác nhau. Các chất ức chế aromatase (AIs) cũng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú. Ais là một loại điều trị chặn hocmon có tác dụng làm giảm estrogen trong cơ thể nữ giới. Một loại Ais hay được sử dụng là Aromasin, có tác dụng khá hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, Ais chỉ được dùng cho những phụ nữ sau mãn kinh.
– Thay đổi lối sống: Tập thể dục thể thao hàng ngày, giữ cân nặng ổn định, hạn chế rượu bia và hạn chế sử dụng những liệu pháp hocmon sau mãn kinh sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ.
CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.