1 – Những tác dụng phụ liên quan đến thể chất.
Đối phó với những tác dụng phụ liên quan đến thể chất bao gồm đau, nôn, mệt mỏi, thiếu máu, nhiễm trùng… được miêu tả đầy đủ tại bài sau: Tổng quan những tác dụng phụ do hóa xạ trị.
2 – Đối phó với những tác động tâm lý, xã hội.
Bên cạnh những tác động về mặt thể chất, điều trị ung thư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần người bệnh. Những sang chấn tâm lý bao gồm: Sợ hãi, tức giận, stress…
Bệnh nhân và người nhà của họ luôn được khuyến khích chia sẻ cảm xúc của mình nhiều hơn với những thành viên khác cũng như với các y bác sĩ. Bạn có thể tham khảo thêm cách đối mặt với cú sốc tâm lý để hiểu hơn những điều cần làm sau khi chẩn đoán ung thư.
3 – Vấn đề tài chính.
Điều trị ung thư có thể sẽ tốn kém, và là gánh nặng tâm lý không chỉ bệnh nhân và cả gia đình của họ. Ngoài chi phí điều trị, bệnh nhân phải trả khá nhiều chi phí phát sinh trong đó có chi phí đi lại, nhà ở, ăn uống… Một số bệnh nhân phải dừng điều trị do điều kiện kinh tế không cho phép. Hiện nay chế độ bảo hiểm đã thanh toán giải quyết phần nào vấn đề tài chính và đa số bệnh nhân ung thư đều dùng bảo hiểm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tìm đến những tổ chức từ thiện, những chương trình hỗ trợ hay những thử nghiệm lâm sàng để được hỗ trợ nhiều hơn về mặt tài chính.
4 – Chăm sóc cho một người thân bị ung thư
Những thành viên trong gia đình và bạn bè đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Người chăm sóc có thể hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý cũng như thể chất dù cho họ có ở xa hay gần.
Người chăm sóc thường chịu trách nhiệm về khá nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc người bệnh như:
– Thường xuyên động viên và khích lệ
– Quan tâm đến lịch trình uống thuốc của bệnh nhân
– Giúp bệnh nhân kiểm soát những tác dụng phụ
– Là tài xế, xe ôm cho bệnh nhân trong những ngày đến viện.
– Hỗ trợ bệnh nhân về mặt ăn uống, dinh dưỡng
– Làm việc nhà
– Những vấn đề liên quan đến giấy tờ, bảo hiểm, thanh toán…
Do đó, những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng rất cần được hỗ trợ, có những lúc họ cũng rất căng thẳng, rất buồn, rất bận bịu và vất vả. hiểu được những điều đó, những thành viên khác trong gia đình không chỉ cần động viên bệnh nhân mà còn động viên cả những người ngày đêm chăm sóc.
Xem thêm: Người đàn ông sống khỏe với ung thư giai đoạn cuối nhờ bí quyết này
5 – Nói chuyện với bác sĩ về những tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải.
Trước khi bắt đầu điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải. Những câu hỏi cần trao đổi:
– Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra nhất?
– Chúng thường xuất hiện vào thời điểm nào?
– Chúng ta có thể làm gì để hạn chế tác dụng phụ?
Việc trao đổi thường xuyên với bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân và người nhà nắm bắt được tình hình, những thay đổi, chuyển biến trong quá trình điều trị.