Tác giả: Sup-Team

MANG “XUÂN ẤM ÁP – CƠM SUM VẦY” ĐẾN HÀNG TRĂM BỆNH NHÂN UNG BƯỚU TẠI BỆNH VIỆN K3

Chiều ngày 04/02/2016 (đúng ngày 26 Tết), tại Bệnh viện K3 cơ sở Tân Triều (Hà Đông, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Xuân ấm áp – Cơm sum vầy”, sự kiện vô cùng ý nghĩa dành cho các bệnh nhân ung thư đón Tết tại bệnh viện do Công ty CP Dược Mỹ Phẩm CVI phối hợp cùng Quỹ Ngày Mai Tươi Sáng thực hiện.

Tham dự sự kiện có sự hiện diện của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Thứ Trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ Trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Đào Hồng Lan, PGS.TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, GS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí cùng với hơn 500 bệnh nhân ung thư và người nhà bệnh nhân trên cả nước.

 

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao những hoạt động vô cùng ý nghĩa, thiết thực, được tổ chức thường niên cho các bệnh nhân ung thư do Công ty CP Dược Mỹ Phẩm CVI, Quỹ Ngày Mai Tươi Sáng phối hợp thực hiện. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động từ thiện mang đậm tính nhân văn trong cộng đồng. Đảng và nhà nước luôn đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc bảo vệ sức khoẻ nói chung và điều trị, phòng chống ung thư nói riêng. Quan trọng là bệnh nhân và người nhà cần giữ một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị của các y bác sỹ tại bệnh viện”.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng gửi lời hỏi thăm, chúc mừng năm mới sức khỏe, ấm áp, bình an đến tất cả bệnh nhân đặc biệt là các bệnh nhân nhi, người nhà bệnh nhân cùng các y bác sỹ tại Bệnh viện K3.

 

Tại sự kiện, các bệnh nhân ung thư cùng cán bộ công nhân viên tại Bệnh viện K3 được tham gia các hoạt động mang đậm không khí Tết cổ truyền Việt Nam như: Trang trí góc xuân với cành đào, chậu quất, dây may mắn, viết điều ước; chuẩn bị cơm Tết với các món ăn truyền thống như: Bánh chưng, giò lụa, chả nem…; giao lưu văn nghệ cùng các nghệ sỹ Hán Văn Tình, Trà My; cùng bày cỗ, ăn cơm tất niên…v…v…

 

Với các bệnh nhân không đủ sức khỏe để tham dự Chương trình, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Thứ Trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ Trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Đào Hồng Lan, PGS.TS Trần Văn Thuấn, GS.TS Nguyễn Bá Đức cùng đại diện lãnh đạo công ty CP Dược Mỹ Phẩm CVI đã tới từng giường bệnh thăm hỏi, động viên và trao quà.
Kết thúc chương trình, hơn 500 suất quà trị giá 1 triệu đồng (Bao gồm phong bao lì xì, cuốn cẩm nang “Ung thư – nhận biết, dự phòng và chiến thắng, sản phẩm CumarGold, bánh kẹo tết) đã được trao tận tay từng bệnh nhân.

 

[youtube_view id=”oaCGSSVK9SM”]

Đây là 1 hoạt động vô cùng ý nghĩa, thể hiện sự gắn kết của cộng đồng, phần nào giúp các bệnh nhân vơi đi nỗi nhớ quê hương, gia đình trong những ngày cuối năm phải điều trị xa nhà với rất nhiều tình thân và sự ấm cúng.

Sự kiện “Xuân ấm áp-Cơm sum vầy” 2016 được tổ chức đúng ngày 04/02-ngày Thế Giới Phòng Chống Ung Thư, nhằm xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân ung thư, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh đáng sợ này, cách phòng chống, phát hiện và điều trị sớm.

Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng

Điều trị ung thư đại trực tràng

Việc điều trị ung thư đại trực tràng chủ yếu phụ thuộc vào kích thước, vị trí, phạm vi của khối u và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được một đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa điều trị, trong đó có thể có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ ung thư nội khoa và bác sĩ tia xạ ung thư. Một vài phương pháp điều trị ung thư được sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng. Đôi khi bác sĩ điều trị bằng phương pháp phối hợp.
Điều trị ung thư đại trực tràng

1- Phẫu thuật để cắt bỏ khối u là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư đại trực tràng. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với một phần đại tràng hoặc trực tràng và các hạch lân cận. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể nối lại những phần còn lành của đại tràng hoặc trực tràng. Khi không thể nối lại những phần còn lành, cần phải thực hiện phẫu thuật mở thông đại tràng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mở thông đại tràng là một phẫu thuật tạo đường thông từ đại tràng ra thành bụng để tạo ra một con đường mới đưa chất thải ra ngoài. Sau phẫu thuật mở thông đại tràng, bệnh nhân cần mang một túi đặc biệt để đựng chất thải. Một số bệnh nhân cần phẫu thuật mở thông đại tràng tạm thời để cho phép đại tràng dưới và trực tràng liền lại sau khi phẫu thuật. Khoảng 15% bệnh nhân ung thư đại-trực tràng cần phải được mở thông đại tràng vĩnh viễn.

2 – Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể được sử dụng để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật, để kiểm soát sự phát triển của khối u hoặc để giảm bớt triệu chứng của bệnh. Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân, có nghĩa là thuốc đi vào mạch máu và lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư đều được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua một ống thông luồn vào tĩnh mạch lớn và lưu lại đó khi cần thiết. Một số loại thuốc ung thư ở dạng viên.

3 – Tia xạ trị liệu, còn được gọi là phương pháp phóng xạ, sử dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu là phương pháp điều trị tại chỗ, có nghĩa là nó chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng nhất cho các bệnh nhân ung thư trực tràng. Bác sĩ có thể sử dụng tia xạ trị liệu trước khi phẫu thuật (để làm khối u co lại và dễ dàng cắt bỏ hơn) hoặc sau khi phẫu thuật (để tiêu diệt tất cả tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị). Tia xạ trị liệu còn được sử dụng để làm giảm triệu chứng. Phóng xạ có thể do một máy chiếu từ ngoài (chiếu xạ ngoài) hoặc từ một vật được đưa vào bên trong cơ thể và đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần đó (chiếu xạ trong). Một số bệnh nhân được điều trị bằng cả chiếu xạ trong và chiếu xạ ngoài.

4 – Liệu pháp sinh học, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm kiếm tế bào ung thư trong cơ thể và tiêu diệt chúng. Các liệu pháp sinh học được sử dụng để sửa chữa, kích thích hoặc tăng cường chức năng chống lại ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch. Có thể điều trị bằng liệu pháp sinh học trước khi phẫu thuật, đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu hoặc tia xạ trị liệu. Hầu hết các loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các phương pháp điều trị mới là một lựa chọn điều trị phù hợp với nhiều bệnh nhân ung thư đại-trực tràng. Trong một số nghiên cứu, tất cả bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới. Trong những nghiên cứu khác bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau bằng cách áp dụng một phương pháp điều trị mới đã cho kết quả khả quan trong phòng thí nghiệm cho một nhóm bệnh nhân và phương pháp điều trị thường quy (phương pháp chuẩn) cho một nhóm bệnh nhân khác.
Nghiên cứu đã mang lại nhiều thành tựu trong điều trị ung thư đại-trực tràng. Qua nghiên cứu bác sĩ tìm ra các phương pháp điều trị ung thư mới có thể hiệu quả hơn phương pháp điều trị chuẩn.

Cẩn thận với 6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan, với 1 triệu ca mắc mỗi năm, tỉ lệ tử vong lên đến 70 %. Bệnh nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi có thể lên tới 90%. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất? Dưới đây xin cung cấp những triệu chứng điển hình của bệnh.

Các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng

1. Sự thay đổi liên tục trong các hoạt động của ruột

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện thường xuyên như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém, đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Ở mức độ nhẹ, có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, trong trường hợp nặng có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng !

dau-hieu-ung-thu-dai-truc-trang-cumargoldkare

Sự thay đổi liên tục trong các hoạt động của ruột là một trong những dấu hiệu ung thư đại trực tràng

2. Chán ăn, khó tiêu

Chán ăn, khó tiêu, đầy chướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân. Bên cạnh một số nguyên nhân thường gặp như dùng thuốc kéo dài, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… nếu như bệnh nhân nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng mà không cải thiện, thì có khả năng cao là sự phát triển của khối u đại tràng trong cơ thể.

3. Xuất hiện máu trong phân

Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

4. Đại tiện phân đen

Đi ngoài phân đen có nhiều nguyên nhân, có thể là do ăn uống (các loại rau có màu sậm như rau dền, thức ăn nhiều protein: các loại thịt đỏ, tiết…) hoặc do bệnh lý. Thông thường, khi đi ngoài phân đen kèm với một số các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, thậm chí trụy tim mạch thì người bệnh có thể đang bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể nguy hiểm tới tính mạng!

5. Phân mỏng, hẹp so với bình thường

Kích thước của chất thải cũng giúp chúng ta phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu chúng có kích thước mỏng như một chiếc bút chì thì bạn cần đề cao cảnh giác.

6. Giảm cân không rõ lí do

Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

7. Mệt mỏi và suy nhược

Và cuối cùng, triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất chính là mệt mỏi. Mệt mỏi do ung thư sẽ khiến bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Hỗ trợ tăng cường thể trạng cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng

CumarGold Kare được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Học viện quân Y chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị và hỗ trợ nâng cao hiệu quả các phương pháp điều trị ung bướu.

CumarGold Kare chứa phức hệ Nano FGC với 3 thành phần từ thảo dược. Đó là: Fucoidan, NotoGinseng và Curcumin. 3 thành phần này đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh hiệu quả ức chế sự phát triển khối u, ức chế di căn, ước chế quá trình tân tạo mạch, hoạt hóa quá trình chết tự nhiên của nhiều loại tế bào ung bướu.

Để được tư vấn về bệnh Ung thư, Comment số điện thoại hoặc liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1796 (Trong giờ hành chính) hoặc Hotline 0915001796 (Ngoài giờ hành chính).

Nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm, đứng ở vị trí thứ hai sau ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Ung thư đại trực tràng là ung thư phát khởi nguyên thủy từ ruột già, là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Sau khi thức ăn được nhai, nuốt qua thực quản và dạ dày, thức ăn được tiêu hóa rồi đi xuống ruột non. Ruột non tiếp tục tiến trình tiêu hóa thức ăn rồi hấp thu các chất bổ dưỡng. Ruột non tiếp nối với ruột già, còn gọi là đại tràng. Đoạn đầu của đại tràng có chức năng hấp thu nước cùng chất bổ dưỡng và là nơi chứa chất bã. Chất bã thành phân đi xuống trực tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa. Đại tràng chia thành 4 đoạn. Ung thư có thể khởi phát từ bất cứ đoạn nào trên đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư xuất phát từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc đại trực tràng) sau đó xâm lấn ra ngoài các lớp khác của thành ruột.

Ung thư ở mỗi vị trí trên khung đại trực tràng sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, thông thường nhất là có máu trong phân. Trong đa số các trường hợp ung thư đại trực tràng phát triển âm thầm trong nhiều năm. Ngày nay người ta còn biết ung thư khởi đầu bằng một tổn thương gọi là polip, 5 đến 10 hay 25 năm sau, polip trở thành ung thư. Cắt bỏ polip là cách phòng ngừa ung thư hữu hiệu nhất. Trên 95% các ung thư đại trực tràng là loại ung thư tế bào tuyến. Loại ung thư này bắt nguồn từ tế bào của niêm mạc ruột già.

Hiện nay chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  1. Bệnh sử polyp đại tràng

Những người có hội chứng đa polyp tuyến có nguy cơ mắc bệnh trực tràng hơn những người bình thường.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết hơn 50% các trường hợp phát hiện mắc ung thư đại trực tràng phát sinh từ polyp đại tràng, đặc biệt là polyp gia đình.

nguyen-nhan-ung-thu-dai-truc-trang

  1. Độ tuổi

Theo thống kê cho biết bệnh ung thư đại trực tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn phụ nữ.

  1. Chế độ ăn uống

Một yếu tố khác được đánh giá là nguyên nhân bệnh ung thư đại trực tràng là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, thiếu tính khoa học.

Những người có thói quen lạm dụng đồ chiên, rán, dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh…ăn ít chất xơ và rau xanh có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng đến nguy cơ gây bệnh ung thư đại trực tràng và một số bệnh lý khác của cơ thể.

  1. Viêm loét đại tràng

Những người mắc bệnh viêm loét đại tràng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư đại tràng là rất cao. Ngoài ra bệnh còn có thể phát triển trên các tổn thương của bệnh lỵ, a-mip, thương hàn, lao, giang mai…

  1. Béo phì

Béo phì được xác định như một tác nhân gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp và ung thư đại trực tràng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như có một sức khỏe tốt nhất các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn nên duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp, cân đối.

  1. Tiền sử gia đình

Theo thống kê cho thấy những gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng thì những thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Liên quan đến việc xác định gen di truyền của căn bệnh này còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên các chuyên gia của chúng tôi cho biết để phát hiện và điều trị căn bệnh này sớm những gia đình có người thân mắc bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát ung thư.

Xem thêm:       Cẩn thận với 6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng và hướng xử lý hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng

 

Các phương pháp điều trị ung thư

Chẩn đoán bệnh ung thư nói chung dễ ở giai đoạn muộn nhưng lại rất khó ở giai đoạn sớm. Chẩn đoán ung thư gồm ba bước:

Chẩn đoán ban đầu là (những chẩn đoán sơ bộ, định hướng một ung thư) dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Bước chẩn đoán ban đầu rất quan trọng, nếu làm tốt sẽ sẽ góp phần chẩn đoán bệnh sớm, một trong những mục tiêu trọng tâm của công tác phòng chống ung thư.

Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào xét nghiệm vi thể nhất là chẩn đoán bệnh lý giải phẫu.

Chẩn đoán giai đoạn bệnh: là bước đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thư.

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư mà giá trị của mỗi phương pháp tùy theo từng loại bệnh. Cần phải cân nhắc, lựa chọn phương pháp chẩn đoán thích hợp cho mỗi loại ung thư.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư

Chẩn đoán lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

Họ thường xuyên, khó thở, khái huyết.

Ỉa ra máu.

Thay đổi thói quen đại, tiểu tiện.

Xuất hiện bất thường âm đạo.

Nói khó, nuốt khó.

Đau đầu, ù tai.

Triệu chứng toàn thân

Suy nhược, chán ăn, gầy sút, thiếu máu.

Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng thực thể

Xuất hiện u cục: cứng, phát triển, không rõ ranh giới.

Vết loét dai dẳng, khó liền.

Nổi hạch bất thường, cứng.

Thay đổi tính chất hoặc kích thước của nốt ruồi.

Ở nước ta người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn, dễ dàng chẩn đoán với những triệu chứng rõ rệt ung thư:

Đau: do khối u chèn ép, bít tắc hoặc do u tàn phá các mô, thần kinh kèm theo viêm nhiễm gây ra các cơn đau kinh khủng

Triệu chứng di căn: tràn dịch màng phổi, cổ chướng, gan to, gãy xương bệnh lý

Hội chứng cận ung thư: là một nhóm các triệu chứng lâm sàng và sinh học hoạt động mang tính chất nội tiết của một số ung thư.

HỘI CHỨNG

HORMON

LOẠI UNG THƯ

GHI CHÚ

Hội chứng Cushing

ACTH hoặc CRF (Corticotropin-Releasing Factor)

Thường gặp K tụy, K tuyến ức, K phế quản tế bào nhỏ

Đây là hội chứng cận ung thư hay gặp

Hội chứng Schwartz- Bartter

HAD(Hormon AntiDiuretique)

Thường gặp: K phổi tế bào nhỏ

Hiếm gặp: K tụy, K tuyến ức, K hạch

Lâm sàng: Phù nhiễm độc da

Sinh học: Hạ natri máu

Canxi huyết cao

PTH(Patrat hormone)

Thường gặp K phổi dạng biểu bì, K thận.hiếm gặp: K tiêu hóa và phụ khoa

Tuy nhiên những di căn xương giải thích đại đa số canxi huyết cao ác tính.

Thyroxin huyết cao

TSH

K tiêu hóa, K phụ khoa, K phế quản

 

Phì đại đầu chi

STH

K phế quản

 

Bảng: Những hội chứng cận ung thư chính.

Chẩn đoán nội soi

Nội soi là phương pháp thăm khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng của cơ thể nhờ những phương tiện quang học (máy nội soi). Mỗi cơ quan có máy nội soi riêng và ngày càng hoàn thiện nhờ sự tiến bộ của kỹ nghệ quang học.

Nội soi đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, K thực quản, K hạ họng thanh quản, K phế quản, K bàng quang …

Nội soi cho phép tiến hành một số thủ thuật như sinh thiết để chẩn đoán vi thể, cắt polyp, điều trị một số tổn thương, bơm thuốc cản quang để chụp Xquang như chụp ngược dòng, chụp phế quản…

Chẩn đoán Xquang

Xquang là phương pháp quan trọng trong các kỹ thuật làm hiện hình. Rất nhiều kỹ thuật điện quang từ cổ điển đến hiện đại được ứng dụng trong chẩn đoán ung thư.

Xquang phổi được chỉ định để chẩn đoán K phế quản và phát hiện những di căn phổi.

Xquang để chẩn đoán K xương, di căn xương.

Chụp vú mang lại nhiều lợi ích cho khám phát hiện ung thư vú. Chụp vú có thể phát hiện được những ung thư ở giai đoạn rất sớm với dấu hiệu vôi hóa rất nhỏ (Microcalcification).

Chụp có thuốc cản quang: chụp khung đại tràng được chỉ định khi nghi ngờ K đại tràng, chụp hàng loạt phim dạ dày để khám xét dạ dày, hành tá tràng. Phương pháp chụp đối quang kép cho phép phát hiện được những tổn thương nhỏ của dạ dày, đại trực tràng.

Chụp mạch máu: bao gồm chụp động mạch, tĩnh mạch.được ứng dụng chẩn đoán một số ung thư như K thận. Đôi khi chụp động mạch còn để phối hợp điều trị như hóa chất động mạch.

Chụp bạch mạch được chỉ định để chẩn đoán u lympho ác tính (lymphomalin) để phát hiện hạch di căn sâu.

Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) là một phương pháp mới, hiện đại với kỹ thuật điện quang được hoàn thiện. Scanner cho phép nghiên cứu toàn bộ cơ thể và phát hiện được những khối u nhỏ, khoảng 1 cm đường kính ở sâu như u não, u trung thất, u tụy, u sau phúc mạc, u khung chậu … Khi chụp cắt lớp vi tính, người bệnh tương đối thoải mái, ít chịu độc hại, tuy vậy máy Scanner rất đắt tiền.

Chẩn đoán siêu âm

Chẩn đoán siêu âm đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây và được ứng dụng ngày càng nhiều trong chẩn đoán ung thư. Siêu âm có giá trị để phát hiện những khối u gan, u buồng trứng, u thận. Siêu âm cho biết được tính chất của khối u (u đặc, u nang …). Siêu âm còn giúp hướng dẫn sinh thiết khối u qua da đạt hiệu quả cao, ít làm tổn thương tổ chức xung quanh.

Những thiết bị siêu âm nội hốc cho phép đánh giá được sự xâm lấn của u như u đại trực tràng.

Chẩn đoán siêu âm kinh tế, không độc hại, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào người đọc.

Chẩn đoán đồng vị phóng xạ

Kỹ thuật thăm dò một số cơ quan bằng những chất đồng vị phóng xạ đã mang lại một số lợi ích trong chẩn đoán ung thư.

Chụp xạ hình đồ giáp trạng với Iốt 131 được chỉ định để chẩn đoán K giáp trạng.

Chụp nhấp nháy xương để phát hiện di căn xương. Chụp nhấp nhấy bằng phóng xạ miễn dịch là kỹ thuật sử dụng những kháng thể đơn dòng được gắn đồng vị phóng xạ có tác dụng như một đầu dò để phát hiện ra những khối u đặc hiệu hoặc những ổ di căn nhỏ li ti trong cơ thể. Phương pháp này mới được nghiên cứu và hy vọng sẽ mang lại nhiều hứa hẹn.

Chụp cộng hưởng từ trường hạt nhân (MRI)

IRM là một phương pháp làm hiện hình mới nhất, được xem như là một cuộc cách mạng về kỹ thuật chẩn đoán IRM phụ thuộc vào từ học của nhân tế bào và nhất là độ tập trung ion hyđro. Nghĩa là phụ thuộc vào cấu tạo hóa học của các mô đó có thể phân biệt được những tổn thương tùy theo mức độ cộng hưởng từ trường của hạt nhân. IRM cho những hình ảnh tốt hơn so với Scanner mà không gây độc hại cho người bệnh, IRM còn cho phép nghiên cứu các khối u về phương diện sinh học và hóa học. Tuy nhiên, hiện nay máy này rất đắt tiền và mới chỉ được sử dụng phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển.

Chẩn đoán sinh học

Chẩn đoán sinh học là những xét nghiệm để tìm ra những chất chỉ điểm sinh học của khối u. Đây là những phân tử được tổng hợp từ tổ chức ung thư, đến nay phương pháp sinh học vẫn còn ít giá trị chẩn đoán vì ít đặc hiệu và thường chỉ phát hiện ở những giai đoạn muộn của bệnh.

Các phương pháp sinh học có giá trị đánh giá tiên lượng bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị. Bệnh được đánh giá là tốt nếu tỉ lệ chất sinh học chỉ điểm giảm và mất. Bệnh tái phát nếu tỉ lệ này lại tăng lên.

CEA (Carcinome -Embryonnaire Antigene) là một loại kháng nguyên ung thư bào thai, tăng cao trong ung thư đại, trực tràng).

 aFP (alpha – fetoprotein) là một loại protein bào thai, có giá trị để chẩn đoán K gan.

HCG là một loại hormon ở phụ nữ có thai – HCG tăng cao trong K rau thai, K tinh hoàn loại tế bào mầm.

PSA (Prostatic Speccific Antigen) đặc hiệu với K tiền liệt tuyến.

Ca 15.3 ứng dụng trong chẩn đoán  ung thư vú.

Chẩn đoán xác định chẩn đoán vi thể

Chẩn đoán tế bào học

Bao gồm nhiều phương pháp xét nghiệm tìm tế bào ác tính từ những tế bào bong của cơ thể như xét nghiệm phiến đồ âm đạo (paptest) có giá trị để khám phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, xét nghiệm tìm tế bào K từ chọc hút các khối u như chẩn đoán ung thư vú hoặc chọc hút các hạch để chẩn đoán hạch ác tính, hoặc xét nghiệm tìm các tế bào K trong các dịch như dịch màng phổi, dịch màng bụng, đờm …Phương pháp chẩn đoán tế bào học có nhiều ưu điểm như nhanh, đơn giản, kinh tế và rất có giá trị trong khám phát hiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một tỷ lệ dương tính hoặc âm tính giả.

Chẩn đoán tổ chức học

Là phương pháp quyết định nhất để khẳng định bệnh ung thư. Chẩn đoán bệnh lý giải phẫu không những phát hiện tổn thương bất thường của tế bào như phương pháp chẩn đoán tế bào học, mà còn tìm ra những thay đổi về cấu trúc của mô, nhất là tính chất xâm lấn qua đó khẳng định được tổ chức ác tính. Có nhiều phương pháp sinh thiết để chẩn đoán tổ chức học như bấm sinh thiết, sinh thiết bằng kim, sinh thiết qua nội soi, mổ sinh thiết. Mẫu bệnh phẩm sinh thiết còn có thể giúp một số xét nghiệm khác như: khảo sát các gen gây K, xác định hoạt động sinh học của tế bào K, khảo sát yếu tố thụ cảm nội tiết của K vú, khảo sát miễn dịch học của các tế bào lymphomalin. Phương pháp sinh thiết tức thì (cắt lạnh) cho kết quả nhanh 15 đến 30 phút rất cần thiết cho các phẫu thuật viên vì vậy ngoài việc xác định K, bệnh lý giải phẫu còn có thể đánh giá mức lan rộng vi thể của K. Chẩn đoán tổ chức học còn cho biết thể bệnh lý giải phẫu, một trong những yếu tố đánh giá tiên lượng bệnh.

Chẩn đoán giai đoạn

Chẩn đoán giai đoạn là đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thư dựa trên thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Bước chẩn đoán giai đoạn rất cần thiết cho hai mục đích:

Đối với bệnh nhân: Chẩn đoán giai đoạn sẽ giúp đánh giá được tiên lượng bệnh, là cơ sở để chọn lựa phác đồ điều trị đúng đắn.

Đối với cộng đồng: Phân loại giai đoạn sẽ thuận lợi cho công việc nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin giữa các trung tâm làm điều trị, so sánh và đánh giá các phương pháp điều trị.

Có nhiều phương pháp phân loại giai đoạn khác nhau, nhưng sắp xếp giai đoạn TNM của tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC) được ứng dụng nhiều nhất vì phân loại này chính xác hơn và có nhiều thông tin hơn.

Phân loại TNM

Hệ thống TNM gồm ba yếu tố chính:

T: U nguyên phát (Tumor).

N: Hạch tại vùng (Node).

M: Di căn xa (Metastase).

TNM được đánh giá trước khi điều trị và theo những qui định chung:

T (U nguyên phát).

To: Chưa có dấu hiệu u nguyên phát.

Tis: Ung thư nội biểu mô (insitu).

T1 – T4: Theo kích thước tăng dần hoặc mức xâm lấn tại chỗ của u nguyên phát.

Tx: Chưa thể đánh giá được u nguyên phát.

N (Hạch tại vùng).

No: Chưa có dấu hiệu xâm lấn hạch tại vùng.

N1 – N3: Mức độ tăng dần sự xâm lấn của hạch tại vùng.

Nx: Chưa thể đánh giá được hạch tại vùng.

M (Di căn xa).

Mo: Chưa có di căn xa.

M1: Di căn xa (Có thể chỉ ra vị trí di căn).

Mx: Chưa đánh giá được di căn.

Ví dụ sắp xếp giai đoạn TNM trong K vú.

To: Chưa có dấu hiệu u nguyên phát.

T1: U dưới 2 cm.

T2: U có kích thước từ 2 – 5 cm.

T3: U lớn hơn 5 cm.

T4: U mọi kích thước với sự xâm lấn.

T4a: Xâm lấn vào thành ngực.

T4b: Xâm lấn ra da.

T4c: Xâm lấn cả da và thành ngực.

T4d: Ung thư vú thể viêm.

N0: Chưa sờ thấy hạch nách cùng bên.

N1: Hạch nách cùng bên di dộng.

N2: Hạch nách cùng bên cố định.

N3: Hạch vú trong.

M0: Chưa có di căn xa.

M1: Có di căn xa kể cả hạch thượng đòn.

Phân loại theo giai đoạn

Là các sắp xếp cổ điển và đơn giản. Theo sự tiến triển của u: tại chỗ, tại vùng và cuối cùng là toàn thân. Chẩn đoán theo giai đoạn ít chính xác hơn và ít thông tin hơn là phân loại TNM. Tuy vậy chẩn đoán giai đoạn vẫn được sử dụng đối với một số khối u tiến triển đặc biệt. Ví dụ K tinh hoàn, K buồng trứng, K cổ tử cung.

Ví dụ: Phân loại FIGO đối với ung thư  cổ tử cung.

Giai đoạn     O: K nội mạc hoặc tiền xâm lấn.

                       I : U giới hạn ở cổ tử cung.

                       II: U vượt qua cổ tử cung nhưng chưa đến 1/3 dưới âm đạo.

                       III: U đến 1/3 dưới âm đạo hoặc thành khung chậu.

                       IV: Có tổn thương bàng quang hoặc trực tràng hoặc các cơ quan xa.

Phân loại giai đoạn đối với bệnh lymphomalin: Phân loại TNM và phân loại theo giai đoạn không phù hợp với lymphomalin vì đây là bệnh mang tính chất toàn thân. Bệnh lymphomalin và bệnh Hodgkin sử dụng phân loại theo Ann – Arbor. lách được xem như một hạch.

Giai đoạn I: Tổn thương một nhóm hạch đơn độc, hoặc một vị trí đơn độc ngoài hạch (IE).

Giai đoạn II: Tổn thương hai hay nhiều nhóm hạch ở một phía cơ hoành (II), với xâm lấn ngoài hạch (IIE).

Giai đoạn III: Tổn thương nhiều hạch ở cả hai phía cơ hoành (III), với xâm lấn ngoài hạch (IIIE), tổn thương lách(IIIS) hoặc cả hai (III ES).

Giai đoạn IV: Lan tràn vào phủ tạng hoặc toàn thân.

Phân loại giai đoạn Dukes: áp dụng cho K đại trực tràng.

Giai đoạn A: U chưa xâm lấn đến lớp cơ.

Giai đoạn B: U xâm lấn qua lớp cơ – chưa xâm lấn hạch.

Giai đoạn C: U xâm lấn hạch.

Giai đoạn D: Di căn xa.

Chẩn đoán sớm ung thư

Đặt vấn đề

Ung thư là loại bệnh mạn tính, trải qua nhiều giai đoạn phát triển: khởi phát, tăng trưởng thúc đẩy, chuyển tiếp, lan tràn, di căn.

Ở các giai đoạn ban đầu, vì kích thước quá nhỏ và luôn có những biến đổi về mặt dịch thể (chưa có các men, các chất do u tiết ra), nên trên lâm sàng cũng như trên xét nghiệm chưa thể phát hiện được u.

Ở giai đoạn muộn hơn: giai đoạn tiền lâm sàng và lâm sàng (giai đoạn tiến triển, xâm lấn). Việc chẩn đoán sớm được đặt ra. Ở giai đoạn này khối u đã bắt đầu có sự xuất hiện một số chất do tế bào ung thư tiết ra và kích thước của u cũng có thể đủ để phát hiện dựa vào các phương tiện cận lâm sàng.

Tuy nhiên việc chẩn đoán bệnh ung thư có những hạn chế:

Phần lớn các chất chỉ điểm ung thư có tính đặc hiệu không cao.

Về  lâm sàng: những ung thư nằm ở vị trí sâu rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm.

Do trình độ hiểu biết về y tế của bệnh nhân còn hạn chế nên tỷ lệ bệnh nhân đến giai đoạn sớm rất thấp.

Chính vì những lý do trên, nên việc chẩn đoán sớm mới chỉ được áp dụng có hiệu quả ở một số bệnh nhất định, có sự phối hợp chặt chẽ giữa lâm sàng, cận lâm sàng.

Các chất chỉ điểm sinh học

Là những chất xuất hiện và thay đổi nồng độ trong cơ thể liên quan tới sự phát sinh và phát triển của ung thư.

Chia làm 2 loại:

Tế bào chỉ điểm

 Các kháng nguyên tập trung trên bề mặt tế bào như trong bệnh Leucemie và các cơ quan thụ cảm trong K vú.

Dịch thể chỉ điểm

Các chất xuất hiện trong huyết thanh, nước tiểu, hoặc các dịch khác của cơ thể. Các chất này được tổng hợp, bài tiết từ các khối u hoặc tạo ra do phản ứng của cơ thể đối với tế bào K.

Protein Jonne là chất chỉ điểm đầu tiên được ứng dụng để chẩn đoán đa u tủy xương.

1938 Gutman chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến bằng xét nghiệm phosphatase acide.

1948 định lượng HCG được sử dụng để chẩn đoán K rau thai, K tinh hoàn.

1954 Abelen tìm ra a FP chẩn đoán K gan nguyên phát.

1965 Gold Preedman tìm ra CEA trong K đại tràng.

1997 Wang tìm ra PAS có giá trị trong chẩn đoán K tiền liệt tuyến.

Ngày nay nhờ việc sử dụng kháng thể đơn dòng, người ta đã tìm ra các kháng nguyên đặc hiệu:

CA 15.3 đặc hiệu với K vú.

CA 19.9 với K dạ dày, đại trực tràng.

CA 72.4 với K dạ dày.

SCC: với ung thư biểu bì.

Một số bệnh có thể phát hiện sớm do đặc điểm dễ dàng phát hiện và có Test đặc hiệu

Sàng lọc K vú

Tự khám vú.

Khám lâm sàng tuyến vú theo định kỳ đối với các phụ nữ có nguy cơ cao.

Chụp tuyến vú định kỳ với các phụ nữ có nguy cơ cao.

Sàng lọc K cổ tử cung

Làm Paptest mỗi năm từ 1 đến 2 lần đối với phụ nữ trên 30 tuổi đã có gia đình.

Có thể khám cổ tử cung bằng mắt với mỏ vịt theo định kỳ với phụ nữ trên 30 tuổi, có gia đình. Có thể kết hợp:

Thử nghiệm Lugol.

Soi cổ tử cung và phóng đại các thương tổn.

Khoét chóp cổ tử cung.

Sàng lọc ung thư đại tràng và trực tràng

Nhằm vào các bệnh nhân có nguy cơ cao.

Các biện pháp sàng lọc:

Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân.

Phát hiện hoạt động Peroxidase của huyết cầu tố.

Nội soi đại trực tràng theo định kỳ.

Đối với K gan nguyên phát

Đo lượng a FP trong huyết thanh những đối tượng đã bị viêm gan siêu vi theo định kỳ.

K vùng họng miệng

Sàng lọc bằng cách đo lượng kháng thể IgA của virút Epstein-Barr cho dân ở vùng hay mắc bệnh này.

K tiền liệt tuyến

Có 3 xét nghiệm có khả năng phát hiện khi chưa có triệu chứng lâm sàng: thăm trực tràng bằng tay, siêu âm, do kháng nguyên đặc hiệu của K tiền liệt tuyến (PSA)

K tuyến giáp

Đối với các đối tượng có nguy cơ cao (đã chiếu Xquang vùng cổ khi còn trẻ, gia đình có bệnh nhân bị K giáp thể tủy), cần phải:

Khám tuyến giáp định kỳ.

Định lượng Calcintonin và Thyroglobulin.

K phế quản phổi

Chụp Xquang phổi định kỳ với người trên 45 tuổi hút thuốc lá nhiều.

K dạ dày

Khám nội soi những bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ. Sinh thiết tổ chức nghi ngờ để phát hiện sớm K dạ dày.

Kết luận

Ung thư là bệnh hiểm nghèo, chỉ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Chẩn đoán ung thư phụ thuộc vào sự thăm khám của thầy thuốc và sự hiểu biết của người bệnh.        

Người bác sĩ đầu tiên khám bệnh là người có trách nhiệm nặng nề trong việc chẩn đoán sớm giúp người bệnh có nhiều hy vọng được chữa khỏi. Ngoài những hiểu biết chung về y học, tất cả các thầy thuốc cần phải có những kiến thức ung thư học, nắm vững các phương pháp chẩn đoán ung thư.

Những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư

Đây là tổng hợp 16 triệu chứng đầu tiên báo hiệu cơ thể có thể mang mầm bệnh ung thư. Nếu bạn tự thấy mình có dấu hiệu này, cần phải đi khám ngay để hạn chế bệnh phát triển nặng.

Phát hiện sớm các triệu chứng ung thư là “chìa khóa vàng” để cải thiện khả năng sống sót trước “thảm họa” ung thư.

Trang web chuyên về ung thư tại Mỹ và Tạp chí Bệnh gan và dạ dày lâm sàng đã tổng kết các triệu chứng dễ bị bỏ qua nhất của bệnh ung thư.

Nếu biết sớm những điều này để đi khám kịp thời, có thể tình trạng bệnh nhân bị tử vong vì ung thư không nhiều như hiện nay.

Sau đây là tổng hợp 16 triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất giúp mọi người tự nhận biết để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư của bản thân bất kỳ lúc nào.

1. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Một sự suy giảm mạnh trọng lượng cơ thể trong một thời gian ngắn thường là tín hiệu ung thư đầu tiên. Giảm cân đột ngột thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư vú và ung thư phổi, ung thư gan và ung thư ruột kết.

Nếu bạn không thực hiện các biện pháp giảm cân mà tự nhiên giảm 10% trọng lượng trong thời gian ngắn, thì bạn nên kiểm tra y tế ngay lập tức.

vang-da-sut-can-co-phai-dau-hieu-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi

2. Sốt thường xuyên hoặc nhiễm trùng

Khi cơ thể có bệnh mới gây ra sốt. Nếu sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư.

Bệnh bạch cầu khiến cho người bệnh bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, mệt mỏi, đau và các triệu chứng giống như bị cúm.

 sot

3. Cơ thể tự nhiên yếu đi

Điều này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng của bệnh ung thư. Nếu bạn ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý mà vẫn cảm thấy yếu và mệt mỏi, bạn nên gặp bác sĩ.

bi-quyet-de-co-giac-ngu-ngon

4. Thở khò khè hoặc khó thở

Khi bạn bỗng nhiên bị thở khò khè, đau ngực hoặc ho ra máu, hãy cẩn thận vì có thể đây là triệu chứng của bệnh ung thư phổi.

5. Ho mãn tính và đau ngực

Tương tự như triệu chứng ho hoặc viêm phế quản, nếu xảy ra thường xuyên và nặng dần lên có thể là một triệu chứng của bệnh bạch cầu, ung thư phổi. Khi đau ngực lan rộng đến vai, cánh tay. Ho khàn hơn sáu tuần, là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản hoặc ung thư phổi.

Nếu bị ho không rõ nguyên nhân, bạn phải biết nghi ngờ và khẩn trương đi khám.

6. Đầy hơi đau bụng

Khi bị đầy hơi không rõ nguyên nhân, cũng có thể là triệu chứng ung thư buồng trứng.

Đau vùng chậu nghiêm trọng cũng có thể là u xơ tử cung, triệu chứng thường gặp của u nang buồng trứng. Ngoài ra, đau dạ dày không rõ nguyên nhân hay đầy bụng sau bữa ăn có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

woman with stomach cramps

7. Ợ nóng mạn tính

Khi bị ợ nóng lâu ngày, bạn nên đi kiểm tra khả năng có bị các bệnh ung thư thực quản và ung thư gan hay không.

8. Bệnh về đường ruột

Người bị bệnh ung thư đường ruột có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, kèm theo cảm giác đi ngoài không hết phân, lắt nhắt.

Đây cũng triệu chứng sớm của ung thư tuyến tụy nếu đi ngoài nhiều lần, phân có hiện tượng đổi màu trắng nhạt, nặng mùi hơn bình thường.

9. Khó nuốt

Bệnh ung thư thanh quản và ung thư thực quản đều có chung triệu chứng là cảm giác nuốt khó xuất hiện, và càng ngày càng nặng hơn.

10. Bệnh vàng da

Có một ngày bỗng nhiên bạn thấy da hoặc lòng trắng mắt có màu vàng, hãy kiểm tra gan hoặc túi mật có bệnh hay không.

Hãy cẩn thận, đó có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật, và các triệu chứng của bệnh ung thư gan.

11. Nổi khối u bất thường

Ở các bộ phận như vú, tinh hoàn, háng, cổ, bụng, nách hoặc các bộ phận khác tự nhiên nổi lên cục u với khối lượng bất thường, cần được kịp thời điều tra y tế ngay.

12. Các thay đổi trên da hoặc mọc nốt ruồi

Khi bạn để ý thấy mọc nốt ruồi bất thường hoặc da dẻ hay bị viêm loét, bong vảy chảy máu dễ dàng, nên kiểm tra bệnh về ung thư da.

090821081353-174-612

13. Móng tay chân biến đổi

Khi móng tay chân xuất hiện sọc hoặc đốm nâu hoặc đen, bạn nên kiểm tra bệnh ung thư da. Khi móng tay to đột ngột, cong gấp, nó có thể là dấu hiệu triệu chứng bệnh ung thư phổi.

Khi móng tay bỗng chuyển thành màu trắng rõ ràng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư gan.

Nếu có 1 trong 16 triệu chứng này, phải khám ung thư ngay lập tức - Ảnh 3.

14. Đau vùng chậu hoặc bụng

Khi bỗng nhiên bị đau nhiều ở vùng chậu hoặc vùng bụng không rõ lý do, có thể là triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng.

Những người không trong thời gian mang bầu, có tiền sử gia đình bị các bệnh về ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng hay ung thư tử cung sẽ có nguy cơ cao hơn.

15. Bị đau đâu đó lâu mà không rõ lý do

Khi bạn bị đau (bất kỳ bộ phận nào) kéo dài hơn bốn tuần, bạn nên kiểm tra xem tình trạng này có liên quan đến ung thư xương hay ung thư tinh hoàn hay không.

16. Chảy máu bất thường

Nếu có 1 trong 16 triệu chứng này, phải khám ung thư ngay lập tức - Ảnh 4.

Xuất hiện máu trong nước tiểu có thể là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cũng có thể là triệu chứng của ung thư bàng quang hoặc ung thư thận.

Khi bị bệnh trĩ, đi ngoài có máu trong phân có thể là triệu chứng của ung thư ruột kết.

Giữa các chu kỳ kinh nguyệt (khi không có kinh) mà phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của bệnh ung thư nội mạc tử cung.

Khi xuất hiện triệu chứng nôn (ói) ra máu, bạn nên quan tâm đến dạ dày, thực quản hoặc ung thư phổi.

Khi bị bầm tím hoặc chảy máu quá mức có thể là một triệu chứng của bệnh bạch cầu.

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.