Tác giả: Sup-Team

Chiến lược điều trị ung thư bàng quang

Trong điều trị ung thư, mỗi bác sĩ sẽ có một nhiệm vụ khác nhau để cũng nhau kết hợp giúp bệnh nhân có được một lộ trình điều trị hiệu quả nhất.  Nhóm y bác sĩ điều trị bao gồm cả y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân ung thư, dược sĩ, bác sĩ dinh dưỡng, bac sĩ phẫu thuật, bác sĩ xạ trị…

phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-bang-quang-64757899

Bệnh nhân hãy cứ an tâm rằng, các y bác sĩ luôn nỗ lực tìm ra giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho bệnh nhân của mình.

Có 5 phương pháp điều trị chính:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Liệu pháp điều trị đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Đối với bệnh nhân ung thư thận thì liệu pháp phẫu thuât, điều trị đích và liệu pháp miễn dịch thường được sử dụng phổ biến hơn hóa xạ trị.

Đối với trường hợp ung thư đã di căn thường được bác sĩ tiến hành kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

 

Mỗi lựa chọn điều trị đều được mô tả cụ thể ở phía dưới. Lựa chọn điều trị và những gợi ý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn ung thư, tác dụng phụ có thể xảy ra, thể trạng bệnh nhân và lựa chọn của bệnh nhân. Trong kế hoạch điều trị đã bao gồm cả việc phòng chống những tac dụng phụ. Hãy dành chút thời gian để đọc và tìm hiểu hết những lựa chọn điều trị của bạn và hãy chắc chắn rằng bạn có những câu hỏi cụ thể cho những vấn đề bạn chưa rõ.

nhung-hinh-anh-ro-net-ve-benh-ung-thu-bang-quang

Phẫu thuật:

Phẫu thuật là việc cắt bỏ khối u và phần mô lành nhỏ xung quanh trong quá trình phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau áp dụng cho ung thư bàng quang và liệu pháp nào phù hợp nhất cho bệnh nhân lại phụ thuộc vào giai đoạn cũng như tình trạng bệnh.  Những lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt bỏ khối u bàng quang qua đường niệu đạo.
  • Cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Những tác dụng phụ do phẫu thuật bàng quang phụ thuộc vào quy trình tiến hành. Do đó, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải trước khi tiến hành phẫu thuật. Những tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm:
    • Vết thương lâu lành
    • Nhiễm khuẩn
    • Xuất huyết nhẹ.
    • Rò rỉ nước tiểu
    • Rối loạn cương dương ở nam.
    • Giảm khả năng tình dục

     

    Đối phó với tác dụng phụ.

    Bản thân ung thư và những liệu pháp điều trị ung thư gây ra nhiều tác dụng phụ. Song song với mục tiêu ngăn chặn hoặc kìm hãm sự phát triển khối u, hạn chế cũng như điều trị tác dụng phụ cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư, điều trị triệu chứng và tác dụng phụ còn được gọi là điều trị giảm nhẹ.

    Điều trị giảm nhẹ là bất kì liệu pháp điều trị nào tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, tăng cường chất lượng cuộc sống và hỗ trợ bệnh nhân cũng như người nhà của họ. Bất kì bệnh nhân, bất kể tuổi tác, bất kì loại và giai đoạn nào của ung thư cũng cần được điều trị giảm nhẹ. Việc điều trị giảm nhẹ nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Bệnh nhân thường được tiến hành điều trị ung thư kết hợp điều trị giảm nhẹ cùng lúc. Trên thực tế, bệnh nhân được áp dụng điều trị giảm nhẹ thường ít xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng, có chất lượng cuộc sống tốt hơn và tỉ lệ hài lòng với kết quả điều trị cao hơn.

     

    Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhỏ trong đó có: Liệu pháp dùng thuốc, liệu pháp dinh dưỡng, liệu pháp thư giãn, hỗ trợ tinh thần và những liệu pháp khác.

    Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng giải pháp thay thế để đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Việc sống không có bàng quang gây ra một số khó khăn cho bệnh nhân. Do vậy những nỗ lực giữ một phần hoặc toàn bộ bàng quang là nhiệm vụ quan trọng đối với các y bác sĩ.

Chẩn đoán ung thư bàng quang

Bac sĩ sử dụng nhiều xét nghiệm để chẩn đoán ung thư và phát hiện liệu ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Một số xét nghiệm cũng đồng thời giúp bác sĩ xác định liệu pháp điều trị nào sẽ phù hợp với bệnh nhân. Sinh thiệt bàng quang hoặc sinh thiết bất kì vị trí nào khôi u đã di căn đến. Xét nghiệm hình ảnh cũng để xác định những vị trí ung thư đã di căn.

nhung-hinh-anh-ro-net-ve-benh-ung-thu-bang-quang

Danh sách dưới đây mô tả những lựa chọn chẩn đoán ung thư. Tất nhiên không phải ai cũng làm hết các xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ phải cân nhắc nhiều về những yếu tố như:

  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
  • Loại ung thư đang được nghi ngờ.
  • Dấu hiệu cũng như triệu chứng.
  • Những kết quả xét nghiệm trước đó.

ch-itv-t9

Ung thư bàng quang phát hiện càng sớm thì cơ hội điều trị càng cao. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một xét nghiệm nào có thể tầm soát ung thư bàng quang trên diện rộng, do vậy, đa số bệnh nhân phát hiện ung thư bàng quang khi đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Đa số bệnh nhân ung thư bàng quang được phát hiện ở giai đoạn chưa xâm lấn.

Những xét nghiệm dưới đây thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư bàng quang:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu để tìm kiếm tế bào ung thư trong nước tiểu. Một số thủ thuật khác nhằm rửa bàng quang hoặc lấy dịch từ trong bàng quang bằng thủ thuật mở thng bàng quang hoặc thông qua một vòi nhỏ luồn từ niệu đạo lên. Sau đó, các kĩ thuật viên sẽ tiến hành soi mẫu dưới kính hiển vi để tìm kiếm tế bào ung thư.
  • Soi bàng quang. Đây là quy trình chẩn đoán cốt lõi đối với bệnh nhân ung thư thận. Cách này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp thông qua một ống dẫn mỏng, di động và có đèn chiếu sáng kèm 1 camera siêu nhỏ lắp ở đầu.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư bàng quang

Những bệnh nhân ung thư bàng quang thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình. Nhưng có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư bàng quang không hề xuất hiện bất kì triệu chứng nào, ngược lại , nhiều trường hợp xuất hiện triện chững nhưng không phải do ung thư mà do tác dụng phụ của thuốc.

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Đái buốt.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Cảm giác buồn tiều nhiều lần mỗi đêm.
  • Cảm giác buồn tiểu nhưng đi tiểu không có nhiều nước.
  • Đau lưng dưới, đặc biệt chỉ đau 1 bên của cơ thể.

ung_thu_bang_quang_281344802_cgfe

Thông thường, ung thư bàng quang được chẩn đoán khi bệnh nhân nói với bác sĩ về tình trạng máu trong nước tiểu. Tiểu ra máu đại thể nghĩa là khi lượng máu trong nước tiểu đủ lớn để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Và cũng có nghĩa rằng, không phải chỉ nước tiểu màu đỏ mới là có máu, một lượng nhỏ máu trong nước tiểu sẽ không thể phát hiện bằng mắt thường mà phải thông qua xét nghiệm máu.

Những xét nghiệm máu thông thường không được sử dụng để chẩn đoán ung thư bàng quang do tình trạng máu niệu có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng hoặc sỏi bàng quang chẳng hạn. Do vậy, kiểm tra xác định ung thư bàng quang hay được tiến hành đó là xét nghiệm tế bào học, đây là cách phân tích các tế bào nước tiểu dưới kính hiển vi để tìm kiếm tế bào ung thư.

Đôi khi, những triệu chứng đầu tiên của ung thư bàng quang xuất hiện thì ung thư đã bắt đầu di căn đến các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, triệu chứng xuất hiện phụ thuộc và vị trí ung thư di căn. Ví dụ, ung thư di căn đến phổi dẫn đến ho và khó thở, di căn đến gan dẫn đến đau bụng, vàng da vàng mắt, di căn đến xương dẫn đến đau xương, gãy xương. Một số triệu chứng khác của ung thư bàng quang tiến triển có thể bao gồm đau, chán ăn và sụt cân.

Nếu bạn xuất hiện bất kì dấu hiệu nào ở trên hãy báo cáo ngay cho bác sĩ.

Nếu bạn bị chẩn đoán ung thư, việc giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư.

Những nguyên nhân gây ung thư bàng quang cần lưu ý

 

Như chúng ta đã biết, mỗi tế bào sinh ra đều tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Quá trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế rất phức tạp nhằm đảm bảo không có bất cứ một tế bào nào chống lại quy luật tự nhiên trên. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó kiến hệ thống kiểm soát mắc lỗi dẫn đến một số tế bào phát triển và sinh sản quá nhanh, không kiểm soát và đặc biệt là không chết đi theo quy luật. Kết quả là khối u hình thành như một căn cứ địa kiên cố bao bọc bên trong là những tế bào ung thư hung hãn chực chờ cơ hội để xâm chiếm những bộ phận khác trên cơ thể. Đó là cách ung thư hình thành, phát triển và ung thư vú cũng là một trong số đó!

ch-itv-t9

Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ cơ thể bị mắc lỗi? Ai đã khuấy động sự cân bằng của tự nhiên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành và phát triển của ung thư bàng quang?

 

Hút thuốc lá. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư là tình trạng hút thuốc, trong đó có cả ung thư bàng quang. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao hơn gấp 4 đến 7 lần những người bình thường.

Tuổi. Nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng lên cùng với tuổi tác. Hơn 70% bệnh nhân ung thư bàng quang có độ tuổi trên 65.

Giới tính. Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ 3 đến 4 lần tuy nhiên nữ giới có tỉ lệ tử vong do ung thư bàng quang nhanh hơn nam giới. Trước khi tình trạng hút thuốc ở nữ tăng lên, tỉ lệ tử vọng của nam cao hơn nữ đến 5, 6 lần.

Hóa chất. Hóa chất sử dụng trong dệt may, cao su, da giày, thuốc nhuộm, sơn và công nghiệp in; một số hóa chất tự nhiên và một số hóa chất có tên aromatic amines cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Các bệnh lý bàng quang mạn tính. Sỏi và nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang thường phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị liệt từ thắt lưng trở xuống hoặc thường bị viêm đường tiết niệu.

Việc sử dụng Cyclophosphamide. Những người từng sử dụng thuốc hóa trị cyclophosphamide có nguy cơ cao xuất hiện ung thư bàng quang.

Bệnh sử. Những bệnh nhân có tiền sử ung thư bàng quang có nguy cơ cao xuất hiện ung thư bàng quang tái phát.

Sán máng. Những người bị nhiễm kí sinh trùng sán máng thường có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang, thường ở các quốc gia châu phi và khu vực địa trung hải.

Tình trạng tiếp xúc với asen. Asen là một chất hóa học gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe khi xâm nhập vào cơ thể. Nguy cơ phơi nhiễm với asen phụ thuộc vào vị trí địa lý và nguồn nước bạn uống.

Đối phó với những tác dụng phụ do điều trị ung thư phổi

1 –  Những tác dụng phụ liên quan đến thể chất.

Đối phó với những tác dụng phụ liên quan đến thể chất bao gồm đau, nôn, mệt mỏi, thiếu máu, nhiễm trùng… được miêu tả đầy đủ tại bài sau: Tổng quan những tác dụng phụ do hóa xạ trị.

ung-thu-phoi-singapore

2 – Đối phó với những tác động tâm lý, xã hội.

Bên cạnh những tác động về mặt thể chất, điều trị ung thư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần người bệnh. Những sang chấn tâm lý bao gồm: Sợ hãi, tức giận, stress…

Bệnh nhân và người nhà của họ luôn được khuyến khích chia sẻ cảm xúc của mình nhiều hơn với những thành viên khác cũng như với các y bác sĩ. Bạn có thể tham khảo thêm cách đối mặt với cú sốc tâm lý để hiểu hơn những điều cần làm sau khi chẩn đoán ung thư.

3 – Vấn đề tài chính.

Điều trị ung thư có thể sẽ tốn kém, và là gánh nặng tâm lý không chỉ bệnh nhân và cả gia đình của họ. Ngoài chi phí điều trị, bệnh nhân phải trả khá nhiều chi phí phát sinh trong đó có chi phí đi lại, nhà ở, ăn uống… Một số bệnh nhân phải dừng điều trị do điều kiện kinh tế không cho phép. Hiện nay chế độ bảo hiểm đã thanh toán giải quyết phần nào vấn đề tài chính và đa số bệnh nhân ung thư đều dùng bảo hiểm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tìm đến những tổ chức từ thiện, những chương trình hỗ trợ hay những thử nghiệm lâm sàng để được hỗ trợ nhiều hơn về mặt tài chính.

sot

4 – Chăm sóc cho một người thân bị ung thư

Những thành viên trong gia đình và bạn bè đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Người chăm sóc có thể hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý cũng như thể chất dù cho họ có ở xa hay gần.

Người chăm sóc thường chịu trách nhiệm về khá nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc người bệnh như:

–         Thường xuyên động viên và khích lệ

–         Quan tâm đến lịch trình uống thuốc của bệnh nhân

–         Giúp bệnh nhân kiểm soát những tác dụng phụ

–         Là tài xế, xe ôm cho bệnh nhân trong những ngày đến viện.

–         Hỗ trợ bệnh nhân về mặt ăn uống, dinh dưỡng

–         Làm việc nhà

–         Những vấn đề liên quan đến giấy tờ, bảo hiểm, thanh toán…

Do đó, những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng rất cần được hỗ trợ, có những lúc họ cũng rất căng thẳng, rất buồn, rất bận bịu và vất vả. hiểu được những điều đó, những thành viên khác trong gia đình không chỉ cần động viên bệnh nhân mà còn động viên cả những người ngày đêm chăm sóc.

Xem thêm:      Người đàn ông sống khỏe với ung thư giai đoạn cuối nhờ bí quyết này

5 – Nói chuyện với bác sĩ về những tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải.

Trước khi bắt đầu điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải. Những câu hỏi cần trao đổi:

–         Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra nhất?

–         Chúng thường xuất hiện vào thời điểm nào?

–         Chúng ta có thể làm gì để hạn chế tác dụng phụ?

Việc trao đổi thường xuyên với bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân và người nhà nắm bắt được tình hình, những thay đổi, chuyển biến trong quá trình điều trị.

 

Nghẹn ngào với tâm sự xúc động của một bệnh nhân ung thư vú

Tôi chia sẻ chân thành để bạn tự có câu trả lời và suy ngẫm riêng mình về những nỗi đau có thật của những người phụ nữ trẻ mắc ung thư vú… Nỗi đau đớn hiển hiện như một cơ thể sống nhưng luôn bị rất nhiều phụ nữ Việt Nam chôn chặt, cố gắng giấu diếm và đối đầu với nó trong đơn độc, tối tăm.

Dịch xong một bài báo về công bố nghiên cứu thuốc mới trong điều trị ung thư vú, tôi quay ra chia sẻ với chồng: “Em vừa dịch một bài về thuốc mới trong điều trị ung thư vú. Nhưng thuốc này không dành cho em vì trong bài nói rằng thuốc phát huy tác dụng tốt với phụ nữ mắc ung thư vú hậu mãn kinh (post-menapause)”. Chồng thản nhiên: “Em là phụ nữ hậu mãn kinh mà”.

Tôi ngẩn ngơ mất một lúc. Chồng nói đúng. Chồng nói sự thật. Tôi quên mất là mình đang sống cuộc sống thể chất và cả tâm lý của một phụ nữ ngũ tuần chứ không phải một cô gái mới ngoài 30 tuổi. Ung thư vú không chỉ cắt ngắn cuộc đời của tôi mà đánh cắp 20 năm trải nghiệm đẹp đẽ nhất của đời người, cướp đi cơ hội làm mẹ và bắt tôi chứng kiến rất nhiều tổn thương và mất mát của chính tôi và của những người xung quanh.

Những điều tôi sắp nói có lẽ là nỗi niềm của nhiều phụ nữ Á đông mắc ung thư vú lúc tuổi đời còn trẻ. Tôi không chia sẻ để thoả mãn sự tò mò của đám đông hay khi chồng tôi không phải là đàn ông Việt. Tôi cũng chẳng lên tiếng để gây sốc hay tìm kiếm danh tiếng khi thực tế là chưa có một phụ nữ Việt nào lại “bô bô” kể ra những khổ sở và buồn đau sâu kín của mình và rất dễ dàng bị quy kết vạch áo cho người xem lưng.

Tôi chia sẻ chân thành để bạn tự có câu trả lời và suy ngẫm riêng mình về những nỗi đau có thật của những người phụ nữ trẻ mắc ung thư vú. Nỗi đau đớn hiển hiện như một cơ thể sống nhưng luôn bị rất nhiều phụ nữ Việt Nam chôn chặt, cố gắng giấu diếm và đối đầu với nó trong đơn độc, tối tăm.

Và để một lúc nào đó, một ngày nào đó bạn sẽ thông cảm và yêu thương được những phụ nữ phải chiến đấu với căn bệnh như tôi, ở giai đoạn như tôi và yêu lấy mình để không bao giờ phải kinh qua những đoạn trường gian khó ấy. Ung thư vú không chỉ cắt ngắn cuộc đời của tôi mà còn cướp đi cơ hội làm mẹ và bắt tôi chứng kiến rất nhiều tổn thương, mất mát của chính tôi và của những người xung quanh.

Ung thư vú đã làm gì cơ thể, tâm hồn tôi?

Thuốc nội tiết điều trị ung thư vú làm tôi tắt kinh nguyệt hơn 1,5 năm nay. Trải qua mọi triệu chứng mãn kinh, tôi hiểu hơn những lúc khó ở của mẹ mình. Tôi mắc chứng hay quên hoặc bị tật nói nhịu. Ví dụ, đầu thì nghĩ muốn ăn cơm mà miệng thì nói ra là mình thèm phở. Chuyện này xảy ra hàng ngày, có ngày vài bận. Hoặc nói đi nói lại một việc không biết bao nhiêu lần mà vẫn cứ đinh ninh là mình chưa nói lần nào cả hoặc quên biến một việc đã hứa.

Thuốc nội tiết cũng khiến nhu cầu tình dục tắt ngấm. Bộ phận sinh dục vì thế cũng khô hạn như một hệ quả tất yếu. Việc chẳng hòa hợp và cân bằng nhu cầu tình dục trong đời sống lứa đôi có thể là một mâu thuẫn âm ỉ làm tổn thương lẫn nhau và nghiêm trọng hơn nó làm một tổ ấm có thể rạn nứt và đổ vỡ.

Tôi phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú tháng 4/2014. Phụ nữ nhìn cơ thể tôi chắc cũng còn cám cảnh, nói gì đến đàn ông. Phải mất hơn 2 tháng kể từ lúc mở băng vết mổ, tôi mới thấy hết sợ hãi những vết sẹo trên ngực mình. Tôi mới vượt qua được cảm giác mình thật xấu xí và mới ngừng hỏi chính mình rằng tôi có còn là phụ nữ không?

Điều trị ung thư vú đã di căn khiến toàn bộ xương cốt, cơ khớp bị tổn thương, đau đớn. Nói cách khác, tôi sẽ phải sống chung, phải làm bạn với những đau đớn bất tận về thể xác. Và vì thế đừng ngạc nhiên, khi bạn nghe thấy một bệnh nhân ung thư than thở họ thèm chết hoặc muốn chết cho xong. Những lúc đau quá mà thuốc giảm đau không giúp được nhiều, thì ý nghĩ giá mà chết đi được cho đỡ nhọc xác, đỡ đau đớn, đỡ khổ cho người thân lại có dịp xuất hiện. Điều đó cũng hết sức bình thường.

Tôi uống 3 liều giảm đau hàng ngày, mỗi liều có tác dụng trong vòng 8 tiếng để tôi vẫn có thể sống, sinh hoạt như một người bình thường. Nên nếu bạn thấy cũng một người bệnh ung thư di căn nhưng tươi tỉnh, khỏe khoắn như người bình thường thì cũng đừng mặc định rằng họ chẳng sao cả.

Hàng đêm, tôi mất ngủ vì lúc thì quá nóng, mồ hôi toát ra, cả người hầm hập. Nhưng được một lát thì cả cơ thể co lại rúm ró vì lạnh. Thuốc ngủ chẳng xi- nhê gì. Đêm nào ngủ được 3-4 tiếng là đêm đó thấy vui. Mỗi sáng thức dậy đỡ cảm thấy kiệt quệ năng lượng, cả ngày bớt dật dờ như xác chết. Rồi chỉ cần ăn uống thay đổi nho nhỏ là táo bón, nào thì tiêu chảy, nào thì mất hết cả vị giác, lẫn nhu cầu thèm ăn, thèm uống… nào là ăn vào lại muốn nôn sạch ra, nhai thức ăn mà như một cực hình… khi truyền hóa chất.

Rồi tóc rụng. Cái đầu trọc lốc tố cáo rằng: tôi đang bị ung thư. Da dẻ nhăn nheo, cháy xạm, khuôn mặt tiều tụy, hốc hác và mệt mỏi vô cùng. Nói trắng ra, tôi là một phụ nữ không đủ khả năng làm vợ, làm mẹ. Với nhiều phụ nữ, rơi vào cảnh như thế thì chết cho rồi, sống sao nổi. Với nhiều đàn ông nhìn vào tôi thì sẽ tự hỏi mình làm sao mà yêu được 1 phụ nữ như thế.

Bạn làm gì khi chờ đợi?

Có lần tôi bị xúc động mạnh khi đọc một bài viết của dịch giả Nguyễn Bích Lan về sự chờ đợi thuốc chữa của những người mắc bệnh hiểm nghèo bởi câu hỏi “bạn làm gì khi chờ đợi?

Sống đơn giản là một hành trình đi về cái chết như một văn hào nào đó đã từng đúc kết. Có người hỏi tôi có sợ chết không? Tôi sợ chứ. Sự thật là tôi nghĩ đến cái chết hàng ngày. Tôi phải chứng kiến nhiều cái chết của rất nhiều người, cả thân lẫn sơ. Lẽ ra ở cái tuổi thất thập cổ lai hy con người mới hay phải trải nghiệm điều đó.

Rồi những nỗi sợ tầm thường hơn, tủn mủn hơn, do tưởng tượng nhiều hơn cũng góp phần làm cho sự sợ hãi chỉ biết phình to ra mà không có cách nào co kéo cho xẹp bớt lại. Ví dụ như sợ những cơn đau, sợ đi tắm sờ phải cục ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, sợ phải nghe tin xấu, sợ một ngày phải ra đi mà chưa chuẩn bị gì cả, sợ bỏ dở những ước nguyện đẹp đẽ và sợ rằng mọi hy vọng sẽ bị dập tắt…

Nhưng cuộc sống của những người bị ung thư ở giai đoạn đã di căn xa vào xương, vào gan như tôi thì chắc chắn không chỉ là những gam màu tối thui, không chỉ là nước mắt, không chỉ là những cơn đau không có điểm dừng, không chỉ là những vụn vặt hàng ngày hay lo lắng chất chồng về tiền bạc, công việc, chồng con, gia đình… đâu đó vẫn có những mặt tích cực.

Tôi có một người bạn, cô ấy mất mẹ vì ung thư phổi. Gần 3 năm chăm mẹ, cô ấy bảo cô ấy chuyển hóa thành một người khác. Cô ấy bảo căn bệnh ung thư của mẹ đã khiến cô ấy biết sống yêu thương và biết ơn nhiều hơn.

Quay trở lại câu chuyện với chồng tôi ở trên, ít nhất, có lúc tôi quên mình đang sống cuộc sống của một phụ nữ ngoài 50, để có những giây phút sống với tuổi thực của mình hoặc quên rằng mình là một bệnh nhân ung thư – dù-chỉ-trong-chốc-lát.

Nếu một ngày bạn thấy một phụ nữ đi vào “cửa hàng người lớn” thì cũng đừng ngay lập tức kết tội “chị kia thật lăng loàn, dâm dục”. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 15,000 phụ nữ mắc ung thư vú và hơn 30% trong số đó là phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi. Có những người đi vào cái cửa hàng đó là những người dũng cảm hành động để bảo vệ cuộc sống hạnh phúc gia đình họ.

Tôi có chị bạn, thân gái lấy chồng xa, một nách hai con nhỏ, mắc ung thư vú, từ lúc chẩn đoán, phẫu thuật, truyền hóa chất, xạ trị… đa phần phải xoay sở một mình. Chị bảo, lúc nào cũng gồng mình lên cố gắng, có lúc ngồi thụp xuống khóc tu tu. Khóc một hồi lau nước mắt, lại tiếp tục hi vọng, tiếp tục sống cuộc sống của mình. Rồi phác đồ điều trị kéo dài gần 1 năm cũng kết thúc. Chị bảo chị sẽ đi du lịch một chuyến trước khi quay về với công việc.

Tôi biết yêu những vết sẹo trên cơ thể mình – như lời một người đồng cảnh nói với tôi rằng hãy nhìn vào vết sẹo để cảm ơn vì nó mà tôi còn sống. Nói đến đây tôi lại nhớ đến cô gái Turia Pitt – một người mẫu chuẩn bị làm đám cưới thì gặp tai nạn khiến cơ thể và khuôn mặt bị cháy xém, tổn thương toàn bộ. Cô ấy tự hào chia sẻ rằng: “Con người của bạn có nhiều giá trị hơn hình hài, chắc chắn là như vậy”.

Tôi không nói về sự lạc quan để dỗ dành sự yếu đuối trong mình, vuốt đuôi những ai đang cần một chút dựa dẫm về tinh thần bởi sự lạc quan là có thật, từ những con người có thật. Tôi cũng luôn cố gắng để thành thật với chính mình trong những lúc khó khăn và cả những khi hạnh phúc nữa.

Và dù bệnh tật có làm cho hình hài, thân thể bạn ra sao đi chăng nữa, bạn vẫn còn nhiều việc phải làm và vẫn phải sống thay vì ngồi một chỗ khóc thương chính mình. Và quan trọng hơn, nếu bạn không ngồi khóc thương chính mình trong khi chờ đợi thì mỗi ngày qua đi sẽ là một ngày SỐNG trọn vẹn cho mình và cho những người thân yêu.

[youtube_view id=”AmoheQZqZmU”]

 Thông tin thêm: 

Chị Nguyễn Thị Khánh Thương (tên thường gọi là Thương Sobey), sinh năm 1982, là người sáng lập và điều hành Mạng lưới ung thư vú Việt Nam – BCNV. Chị Thương được biết mình bị ung thư vú không lâu sau lễ đính hôn, khi mới tròn 30 tuổi. Sau ca phẫu thuật tách u, bác sĩ nói với chị rằng ung thư đã di căn vào xương, điều đó có nghĩa rằng bệnh của chị không thể chữa được. Tuyệt vọng, chị đã từng muốn kết thúc cuộc đời của mình.

Với mong muốn giúp những người cùng cảnh có thêm kiến thức, sức mạnh, sự trợ giúp để vượt lên nỗi sợ hãi, chiến thắng bệnh tật, chị Thương tích cực mỗi ngày tuyên truyền về bệnh ung thư vú để phụ nữ nói chung và cộng đồng có thông tin tự biết tầm soát, phát hiện sớm bệnh.

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.