Trong điều trị ung thư, mỗi bác sĩ sẽ có một nhiệm vụ khác nhau để cũng nhau kết hợp giúp bệnh nhân có được một lộ trình điều trị hiệu quả nhất. Nhóm y bác sĩ điều trị bao gồm cả y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân ung thư, dược sĩ, bác sĩ dinh dưỡng, bac sĩ phẫu thuật, bác sĩ xạ trị…
Bệnh nhân hãy cứ an tâm rằng, các y bác sĩ luôn nỗ lực tìm ra giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho bệnh nhân của mình.
Có 5 phương pháp điều trị chính:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa trị
- Liệu pháp điều trị đích
- Liệu pháp miễn dịch
Đối với bệnh nhân ung thư thận thì liệu pháp phẫu thuât, điều trị đích và liệu pháp miễn dịch thường được sử dụng phổ biến hơn hóa xạ trị.
Đối với trường hợp ung thư đã di căn thường được bác sĩ tiến hành kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Mỗi lựa chọn điều trị đều được mô tả cụ thể ở phía dưới. Lựa chọn điều trị và những gợi ý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn ung thư, tác dụng phụ có thể xảy ra, thể trạng bệnh nhân và lựa chọn của bệnh nhân. Trong kế hoạch điều trị đã bao gồm cả việc phòng chống những tac dụng phụ. Hãy dành chút thời gian để đọc và tìm hiểu hết những lựa chọn điều trị của bạn và hãy chắc chắn rằng bạn có những câu hỏi cụ thể cho những vấn đề bạn chưa rõ.
Giám sát tích cực
Nhiều trường hợp, bác sĩ quyết định theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trước khi tiến hành bất kì liệu pháp nào cho đến khi bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu bệnh nặng lên. Những trường hợp như vậy gọi là giám sát tích cực hoặc có thể gọi là
theo dõi – và – đợi. Cách này được áp dụng ở những bệnh nhân cao tuổi có khối u nhỏ hoặc bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ như bệnh tim hoặc bệnh phổi nghiêm trọng.
Phẫu thuật.
Phẫu thuật là cách cắt bỏ khối u và phần mô lành bao quanh khối u. Nếu khối u chưa có lan ra bên ngoài thận, phẫu thuật được tiến hành để chắt bỏ một phần thật hoặc toàn bộ thận cả những mô lành xung quanh và hạch lympho, thậm chí chỉ cần một phương pháp điều trị được tiến hành.
Một số phương pháp phẫu thuật hay được tiến hành:
- Cắt thận triệt để ( Cắt toàn bộ thận và vùng mô lành lân cận).
- Cắt thận từng phần.
- Nội soi và phẫu thuật robot.
- Phương pháp hủy khối u bằng nhiệt.
- Kỹ thuật nhiệt động.
Liệu pháp điều trị đích
Liệu pháp điều trị đích nhắm đến mục tiêu gen ung thư, protein hoặc những mô có liên quan đến việc phát triển và sống sót của khối u. Phương pháp điều trị này ngăn chặn sự phát triển và lan tỏa của tế bào ung thư trong khi vẫn hạn chế được sự phá hủy lên những tế bào thường.
Nghiên cứu mới đây cho thấy không phải tất cả các loại ung thư đều có cùng chung một đích tác dụng. Do đó, để tìm ra liệu pháp điều trị tối ưu nhất, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm tra để xác định gen, protein hoặc những yếu tố khác trong khối u có thể dễ dàng tác động nhẩt. Một số liệu pháp điều trị đích hay được dùng nhất cho bệnh nhân ung thư thận.
- Liệu pháp chống quá trình tạo mạch máu. Khối u phát triển nhanh nhờ khả năng kích thích tạo mạch máu cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng nuôi khối u. Do đó, liệu pháp điều trị đích chống quá trình tạo mạch là một giải pháp khả thi cho bệnh nhân ung thư thận.
- Các chất ức chế tyrosine kinase. Các chất này có khả năng ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) do đó làm chậm quá trình phát triển của khối u.
- Các chất ức chế mTOR. Các chất này có khả năng tác động trực tiếp đến những protein liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng của khối u.
Liệu pháp miễn dịch.
Liệu pháp miễn dịch ung thư (Cancer Imunotherapy), gọi tắt là liệu pháp CI là kỹ thuật sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể hay kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tấn công lại các tế bào khối u ác tính. Liệu pháp này có thể là thông qua tiêm chủng cho bệnh nhân (ví dụ, dùng một thuốc chủng ngừa vaccin ung thư như sản phẩm Prov của hãng Dendreon), nhằm giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh nhận dạng nhanh tế bào khối u sau đó tiến hành tấn công, hoặc thông qua việc điều trị bằng kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt được tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch ung thư dựa trên tế bào là một dạng khác của liệu pháp miễn dịch ung thư. Bao gồm các tế bào miễn dịch, như tế bào sát thủ tự nhiên (tế bào NK), tế bào sát thủ Lymphokine hoạt hóa (LAK), Cytotoxic T Lymphocytes (CTL), tế bào đuôi gai (DC)…, được kích hoạt trong cơ thể bằng cách giám sát các cytokine nhất định như interleukin hoặc cô lập chúng, tích tụ và hóa lỏng để giúp người bệnh chống lại ung thư.
Liệu pháp xạ trị
Xạ trị sử dụng chùm tia xạ để trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị không phải là phương pháp hiệu quả nhất được cân nhắc đầu tiên khi điều trị ung thư thận bởi sự phá hủy ghê gớm của nó trên những mô lành. Liệu pháp xạ trị chỉ được sử dụng nếu bệnh nhân không phẫu thuật được hoặc xạ trị những khối u di căn vị trí khác ngoài thận. Đa phần xạ trị được sử dụng để điều trị những khối u di căn như xương hoặc não. Liệu pháp bức xạ từ bên ngoài thường được sử dụng nhất so với các liệu pháp xạ trị khác. Một liệu pháp khác ít được dùng hơn là xạ trị bên trong, tức là bác sĩ sẽ cấy một hạt xạ trực tiếp vào bên trong khối u.
Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi, da dị ứng, ách bụng, tiêu chảy. Xạ trị bên trong có thể dẫn đến chảy máu, viêm nhiễm. Đa số tác dụng phụ sẽ kết thúc sau đợt điều trị.
Hóa trị
Hóa trị là việc sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thông thường, hóa trị sẽ tác động khiến tế bào ung thư ngừng phát triển và phân chia. Hệ thống hóa chất sẽ được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường truyền tĩnh mạch để đi đến tế bào ung thư. Một phác đồ hóa trị thường bao gồm một số chu kì nhất định được tiến hành trên một khoảng thời gian nhất định. Những thuốc hóa trị phổ biến được sử dụng thường được kết hợp 2 đến 3 loại cùng một lúc hoặc đôi khi chỉ sử dụng duy nhất một hóa trị đơn độc. Đa số liệu pháp hóa trị đều gây nên tác dụng phụ.
Mặc dầu hóa trị rất hiệu quả với đa số các loại ung thư, những ung thư thận lại thường kháng lại hóa trị. Tuy nhiên, những nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những loại thuốc mới và những cách kết hợp thuốc để ngăn tình trạng kháng hóa trị của ung thư thận. Đối với một số bệnh nhân, sự kết hợp (Gem) và capec hoặc (5-FU, Adru) cũng có khả năng kìm hãm sự phát triển của khối u.
Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc nhiều vào loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Những đa số bệnh nhân báo cáo xuất hiện tình trạng mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn và tiêu chảy. Những tác dụng phụ này thường biến mất vài tuần sau điều trị.