Tác giả: Sup-Team

Tình trạng thiếu máu sau hóa – xạ trị

 

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể không đủ sản xuất thay thế lượng hồng cầu mất đi (Do chảy máu, do hóa xạ trị, chết theo chu kì…) Thiếu máu phổ biến ở những bệnh nhân ung thư đặc biệt sau hóa trị.

Hồng cầu là những tế bào máu chứa nhân Hemoglobin, đây là một protein phức Sắt có chức năng vận chuyển oxy đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não. Do vậy, nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động. Phần lớn bệnh nhân thiếu máu đều cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Tình trạng mệt mỏi liên quan đến thiếu máu thường làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như giảm khả năng chống chọi với tác dụng phụ của các phương pháp trị liệu ung thư.

mau635561345958984718

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:

Bệnh nhân thiếu máu có thể xuất hiện một số triệu chứng:

Mệt mỏi

Yếu cơ

Đau tức ngực hoặc rối loạn nhịp tim

Khó thở và nhịp thở ngắn

Nhức đầu, chóng mặt

Da môi nhợt nhạt

Đau đầu

Mất tập trung

Mất ngủ

Dễ cảm lạnh

Các bệnh lý về máu

51473

NGUYÊN NHÂN

Tế bào hồng cầu được sản xuất trong tủy xương. Erythropoietin là một hocmon do thận tiết ra có mục đích kích thích sản xuất hồng cầu khi cơ thể thiếu hụt. Do đó, bất kì tổn thương nào ở thận hoặc tủy xương đều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

  • Hóa trị là một nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Hầu hết, tác dụng của hóa trị trên tủy xương chỉ là tạm thời và tình trạng thiếu máu sẽ được cải thiện sau vài tháng kết thúc hóa trị. Hóa trị với thuốc platium có thể gây độc cho thận, làm giảm khả năng sản xuất Những thuốc này bao gồm cả: Cisplatin (Platinol) và carboplatin (Paraplatin).
  • Những loại ung thư như: Ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương tác động trực tiếp đến tủy xương hoặc những loại ung thư đã di că vào xương, tủy xương cũng gây nên tình trạng thiếu máu.
  • Liệu pháp xạ trị trên một diện tích lớn hoặc trực tiếp xạ trị lên xương chân, ngực, bụng cũng có thể phá hủy tủy xương, làm giảm khả năng sinh hồng cầu.
  • Tiêu chảy, nôn, chán ăn cũng dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu, bao gồm cả sắt, vitamin B12 và acid folic.
  • Tình trạng chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu nếu cơ thể không đủ khả năng sản xuất máu thay thế. Đó có thể là do chảy máu phẫu thuật hoặc xuất huyết do khối u xâm lấn làm vỡ thành mạch.
  • Tình trạng đáp ưng hệ thống miễn dịch với tế bào ung thư cũng gây nên tình trạng thiếu máu. Trường hợp này là thiếu máu mãn tính. Giá trị hematocrit là tỉ lệ phần trăm hồng cầu.

anh_thanh

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Thiếu máu được chẩn đoán bằng phương pháp thử máu, đếm số lượng hoặc phần trăm tế bào hồng cầu và đo lường số lượng hemoglobin trong máu. Hematocrit – dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm. Chỉ số hemoglobin thường bằng 1/3 giá trị hematocrit. Đây là 2 chỉ số quan trọng để đo lường số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Bệnh nhân ung thư, đặc biệt những bệnh nhân sau hóa trị thường được cho tiến hành kiểm tra máu thường xuyên.

Điều trị tình trạng thiếu máu dựa trên những triệu chứng của bạn hoặc dựa trên nguyên nhân:

  • Nếu tình trạng thiếu máu biểu hiện thành triệu chứng, bệnh nhân ung thư có thể được tiến hành truyền máu.
  • Nếu thiếu máu do hóa trị gây ra, bác sĩ có thể sẽ kê cho bệnh nhân một số thuốc có tác dụng kích thích sản sinh hồng cầu như epoetin alfa (Epogen, Eprex, Procrit) hoặc darbepoetin alfa (Aranesp). Những thuốc này là các dạng của hocmon erythropoietin, hoạt động bằng cách kích thích tủy xương sản sinh thêm tế bào hồng cầu. Đây là những dạng thuốc tiêm, có thể phải sử dụng đến 4 tuần mới có hiệu quả, tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc trên cũng đi kèm với nhiều rủi ro.
  • Nếu tình trạng thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê thêm sắt, acid folic hoặc vitamin B12. Đôi khi, B12 được sử dụng đường tiêm nếu bác sĩ lo lắng về khả năng hấp thu thuốc tại dạ dày của bệnh nhân (Vitamin B12 chủ yếu được hấp thụ vào cơ thể qua dạ dày). Việc ăn những thực phẩm giàu sắt, acid folic như hoa quả, đậu tương, bông cải xanh, ngũ cốc có thể cải thiện tình trạng thiếu máu.

Tiêu chảy sau hóa trị

 

Tiêu chảy là chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ.

Một số nguyên nhân gây nên tiêu chảy:

  1. Hóa trị, xạ trị vùng xương chậu, bản thân ung thư có thể dẫn đến tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác dẫn đến tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư có thể là:
  • Dùng kháng sinh
  • Lây nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy như Clostridium difficile
  • Cắt một đoạn trực tràng, bởi như vậy sẽ làm khả năng tái hấp thu nước trong đường tiêu hóa giảm đi.
  • Ung thư ảnh hưởng đến tuyển tụy, khiến cơ thể khó hấp thu chất béo, làm tăng đồ nhờn của phân.
  • Bệnh ghép chống chủ do truyền máu, một tác dụng phụ khi cấy ghép tế bào gốc.
  • Nguyên nhân khác:

2. Viêm hoặc kích ứng ruột

3. Nhiễm virus

4. Khó hấp thu các sản phẩm từ bơ, sữa.

dieu-tri-tieu-chay

ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

Để kiểm soát tình trạng tiêu chảy, bệnh nhân nên tham khảo những gợi ý đơn giản sau:

  • Tránh sử dụng café, rượu, sữa, chất béo, chất xơ, nước cam và đồ ăn cay nóng.
  • Tránh sử dụng các thuốc chống nôn như laxatives, metoclopramide (Reglan).
  • Ăn ít và chia làm nhiều bữa. Hỏi ý kiến bác sĩ những món ăn nên sử dụng khi bị tiêu chảy. Những món ăn dễ tiêu như chuối, gạo…
  • Uống nhiều nước và điện giải để chống tình trạng mất nước. Bệnh nhân mất nước nghiêm trọng có thể phải truyền dịch bù nước, điện giải.
  • Tiêu chảy nặng do hóa trị, bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh liều cũng như lịch trình phù hợp hơn.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về những thuốc chống tiêu chảy có thể sử dụng, như:
    • Loperamide (Imodium)
    • Diphenoxylate and atropine (Lomotil)

Chán ăn, thay đổi khẩu vị sau hóa – xạ trị

Nhiều bệnh nhân ung thư xuất hiện tình trạng thay đổi khẩu vị sau điều trị ung thư. Sau đây là một số dấu hiệu thay đổi bạn nên quan tâm:

  • Món ăn thay đổi mùi vị, đặc biệt vị đắng, ngọt và mặn
  • Cảm giác món ăn nhạt hơn
  • Các món ăn có vị như nhau
  • Có vị kim loại hoặc chất lạ trong miệng, đặc biệt là sau khi ăn thịt hoặc những món ăn giàu protein

Thay đổi khẩu vị có thể dẫn đến chán ăn, sụt cân. Do đó, việc báo cáo với bác sĩ và y tá về tình trạng chán ăn hoặc thay đổi khẩu vị của bạn là rất quan trọng. Việc kiểm soát tác dụng phụ này là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị ung thư.

0-chung-chan-an-o-tre

NGUYÊN NHÂN THAY ĐỔI KHẨU VỊ

Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi khẩu vị liên quan đến khối u và việc điều trị ung thư. Hiểu về những nguyên nhân này có thể giúp bạn và bác sĩ có thể kiểm soát tốt hơn tình hình.

  • Hóa trị: Thay đổi khẩu vị là một tác dụng phụ phổ biến sau hóa trị. Hơn 50% số bệnh nhân hóa trị xuất hiện triệu chứng này. Thật may là tình trạng này chỉ kéo dài 3 đến 4 tuần sau hóa trị.
  • Một số loại hóa trị sau thường là nguyên nhân của thay đổi khẩu vị:
    • Cisplatin (Platinol)
    • Cyclophosphamide (Neosar)
    • Doxorubicin (Adriamycin)
    • Fluorouracil (5-FU, Adrucil)
    • Paclitaxel (Taxol)
    • Vincristine (Oncovin, Vincasar PFS)
  • Một số thuốc khác cũng làm thay đổi khẩu vị như:

Nhóm thuốc opioid, là những thuốc giảm đau như morphine tác động trực tiếp lên thần kinh trung ương.

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng.

  • Xạ trị: Trường hợp xạ trị vùng đầu và cổ thường làm tổn hại đến vị giác và tuyến nước bọt. Không những vậy, xạ trị đầu,cổ có thể làm thay đổi khứu giác, do đó cũng làm thay đổi mùi vị thức ăn, dẫn đến chán ăn.

Sự thay đổi vị giác do xạ trị có thể bắt đầu hồi phục sau 3 tuần đến 2 tháng ngay sau kết thúc đợt điều trị. Với những bệnh nhân xạ trị bị tổn thương tuến nước bọt, có thể sẽ không lấy lại được hoàn toàn vị giác sau điều trị.

Những nguyên nhân khác:

– Phẫu thuật mũi, cổ hoặc miệng

– Liệu pháp sinh học, ví dụ interleukin-2 (IL-2)

– Khô miệng

– Tổn thương dây thần kinh vị giác

– Vấn đề răng lợi

– Buồn nôn và nôn

51473

KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI VỊ GIÁC

Thông thường, không có liệu pháp đặc trị nào cho tình trạng thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, việc loại bỏ nguyên nhân cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Ví dụ điều trị viêm miệng, khô miệng, vấn đề răng lợi có thể cải thiện tình hình.

Thay đổi khẩu vị khiến bệnh nhân chán ăn dẫn đến sụt cân. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy nói ngay với bác sĩ điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc những gợi ý dưới đây để giúp bạn có những bữa ăn ngon miệng hơn:

  • Chọn những món ăn có mùi vị hấp dẫn
  • Đồ ăn để lạnh sẽ có mùi vị tốt hơn đồ nóng. Tuy nhiên, tránh đồ lạnh nếu bạn đang hóa trị với oxaliplatin (Eloxatin).
  • Sử dụng đồ nhựa hoặc thủy tinh để chứa thức ăn để hạn chế mùi vị kim loại.
  • Sử dụng những thực phẩm giàu protein như thịt gà, trứng, cá, đõ, lạc…
  • Tránh việc ăn 1 đến 2 tiếng trước hóa trị và chỉ nên ăn 3 tiếng sau hóa trị. Đây là cách hạn chế nôn do hóa trị.
  • Giữ răng miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng bằng bàn chải mềm và súc miệng nước muối loãng.
  • Cân nhắc việc bổ sung kẽm sulfat (zinc sulfate), việc bổ sung này có thể cải thiện tình trạng chán ăn ở một số bệnh nhân.

Táo bón sau hóa – xạ trị

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc tần suất đi thấp. Táo bón là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được.

DẤU HIỆU CỦA TÁO BÓN

Tình trạng táo bón thường có biểu hiện:

Đau và chuột rút

Chướng bụng

Chán ăn

Buồn nôn và nôn

Bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng táo bón thông qua 4 bước đơn giản. Tuy nhiên nếu những triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần tiến hành ngay một số kiểm tra chức năng.

woman with stomach cramps

NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN

Một số nguyên nhân táo bón phổ biến như:

Không ăn đủ chất xơ

Không uống đủ nước

Lười vận động

Đối với những bệnh nhân ung thư, những yếu tố sau cũng góp phần gây nên táo bón:

  • Sử dụng thuốc:

Thuốc giảm đau, loại thuốc này làm giảm nhu động ruột, dễ gây táo bón.

Thuốc trị buồn nôn và nôn, tiêu chảy, cao huyết áp…

Bổ sung kim loại vi lượng

Hóa trị

  • Mô sẹo hoặc khối u phát triển trong ruột
  • Bị hạn chế vận động thể chất
  • Khối u chèn lên tủy sống
  • Nồng độ calxi huyết cao
  • Mức potassium thấp
  • Tiểu đường

51473

CHẨN ĐOÁN CHỨNG TÁO BÓN

Nếu bạn bị táo bón, bác sĩ sẽ chỉ định khám trực tràng hoặc chụp x quang. Đây là cách để chắc chắn rằng bạn không bị một khối u ở trực tràng. Những kiểm tra trên cũng xác định được vị trí tắc trên đường ruột.

Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:

–         Thói quen đại tiện trước và sau khi bị chẩn đoán ung thư

–         Lịch sử dùng thuốc

–         Chế độ ăn uống hàng ngày

–         Những bệnh khác liên quan

 

KIỂM SOÁT TÁO BÓN

Việc điều trị táo bón rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Nếu không điều trị kịp thời, táo bón có thể gây nên một số tổn thương đường tiêu hóa. Nó cũng làm giảm khả năng hấp thu thuốc cũng như dinh dưỡng của cơ thể.

Báo cáo với cán bộ y tế ngay khi bạn bị táo bón. Ngoài ra, những phương pháp dưới đây cũng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình hình:

–         Uống nhiều nước

–         Khi được báo cáo, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc giảm liều hoặc thay thế những thuốc gây táo bón.

–         Ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả. Tuy nhiên nếu táo bón là do mô sẹo hoặc 1 khối u đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn một chế độ ăn ít chất xơ. Lý do vì chất xơ có thể bị mắc kẹt lại tại vị trí khối u hay mô sẹo.

–         Tăng hoạt động thể chất nếu có thể.

–         Hỏi bác sĩ về một số liệu pháp như thuốc xổ, tháo thụt, thuốc đặt trực, tuy nhiên cũng nên cẩn trọng vì những liệu pháp trên cũng gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tắc nghẽn đường tiêu hóa

Tắc nghẽn đườn tiêu hóa xảy ra khi xuất hiện một dị vật bên trong đường tiêu hóa của bệnh nhân. Đường tiêu hóa bao gồm dạ dày, ruột non và ruột già. Trong điều kiện thường, thức ăn và chất lỏng sẽ đi qua đường tiêu hóa nhờ hệ thống enzym, dịch ruột và các điện giải giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng. Khi bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiêu hóa, thức ăn và dịch lỏng bị chặn lại, gây đau, đầy bụng… Tắc nghẽn đường tiêu hóa có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

dieu-tri-tieu-chay

Tắc nghẽn đường tiêu hóa thường xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư đại trực tràng.

Những trường hợp ung thư khác cũng có nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên như:

  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư tử cung
  • Ung thư tiền liệt tuyến
  • Ung thư bàng quang

NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC NGHẼN ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Dưới đây là danh sách một số nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiêu hóa ở bệnh nhân ung thư:

– Phân trở nên khô, cứng và vón cục.

– Co thắt ruột

– Mô sẹo trong ruột

– Một khối u

woman with stomach cramps

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân tắc nghẽn tiêu hóa có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn có thể xuất hiện thức ăn, thức uống thậm chí cả thuốc ung trước đó vài tiếng.
  • Triệu chứng đau có thể giảm sau khi nôn
  • Chuột rút khi vận động
  • Không có hiện tượng đánh rắm

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tắc đường tiêu hóa phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc. Dưới đây là một số cách để kiểm soát tắc nghẽn:

  • Sử dụng phương pháp thụt tháo hoặc các cách khác để làm mềm phân trong trường hợp tắc nghẽn do phân cứng.
  • Đưa dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch thay vì phải ăn hoặc uống trong vài ngày. Đây là cách giúp ruột có thể nghỉ ngơi trong trường hợp bị co thắt ruột.
  • Phẫu thuật để làm thông đường tiêu hóa

Nếu không thể phẫu thuật, có thể sử dụng một số cách dưới đây:

  • Truyền dưỡng chất qua tĩnh mạch.
  • Sử dụng ống thông mũi – dạ dày để loại bỏ những dị vật gây tắc trong dạ dày.
  • Tiến hành đặt một ống thông có tên gọi là Sten vào chỗ bị tắc nghẽn.

Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn dùng thuốc chống nôn, tiêu chảy, viêm và giảm đau.

Sụt cân sau điều trị ung thư

Sụt cân là tình trạng phổ biến ở những bệnh nhân ung thư và thường xảy ra nhất ngay sau khi đươc chẩn đoán ung thư. Lên đến 40% bệnh nhân ung thư có báo cáo tình trạng sụt cân không lý do ở thời điểm chẩn đoán và đến 80% bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển bị sụt cân, suy mòn.

Tình trạng sụt cân thường đi kèm với mệt mỏi, yếu ớt, thiếu năng lượng để thực hiện những công việc hàng ngày. Chính tình trạng sụt cân, mệt mỏi làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí phải ngừng điều trị do không đủ sức để chống lại những tác dụng phụ nặng nề do hóa xạ trị gây ra.

vang-da-sut-can-co-phai-dau-hieu-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi

NGUYÊN NHÂN

Sụt cân thường bắt đầu khi bệnh nhân cảm thấy chán ăn. Tình trạng này cũng dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng khác:

– Thay đổi tình trạng miễn dịch hoặc thay đổi chuyển hóa cơ thể, thay đổi cách mà cơ thể phân cắt thức ăn và biến chúng thành năng lượng.

– Buồn nôn và nôn

– Viêm loét miệng

– Thay đổi vị giác

– Đau

– Trầm cảm

51473

ĐIỀU TRỊ

Kiểm soát tình trạng sụt cân liên quan đến ung thư là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị ung thư. Những giải pháp dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát tình sụt cân trong suốt quá trình điều trị:

  • Cố gắng ăn nhiều hơn bình thường một chút. Hỏi ý kiến bác sĩ liệu tình hình của bạn nên ăn đến mức nào là tối đa.
  • Đối với những bệnh nhân ung thư vùng đầu và cổ, việc cân nhắc đưa trực tiếp thức ăn xuống dạ dày thông qua ống dẫn nên được xem xét.

Việc đưa dinh dưỡng trực tiếp vào máu qua đừng tĩnh mạch thường không được sử dụng, trừ trường hợp bệnh nhân muốn hồi phục nhanh hoặc cần sự bổ sung dinh dưỡng trong thời gian ngắn.

Có thể bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số thuốc giúp duy trì cân nặng:

  • Megestrol acetate (Megace) là một hocmon progesterone cải thiện tình trạng chán ăn, kích thích tăng cân và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Thuốc steroid kích thích thèm ăn, giảm nôn và buồn nôn, giảm đau. Tuy nhiên do những tác dụng phụ nghiêm trọng, không nên sử dụng steroid quá 2 tuần.
  • Metoclopramide (Reglan) làm giảm cảm giác no sau ăn, kích thích ăn nhiều hơn.
  • Pancreatic enzyme (lipase) giúp cơ thể hấp thu chất béo.
  • Dronabinol (Marinol) cũng kích thích thèm ăn.

Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp bệnh nhân duy trì cân nặng, tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chống chọi lại những tác dụng phụ do điều trị. Bệnh nhân nên báo cáo tình trạng cân nặng của mình cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.