Dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với BN ung bướu. Cần phải xác định, việc ăn uống đối với bệnh nhân là không dễ, nhưng không vì thế mà người trong cuộc buông xuôi. Để giải quyết “bài toán khó” này, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm quan trọng để có thể xây dựng một chế độ điều trị dinh dưỡng đúng.
- Bồi bổ quá mức
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ. Lại có những bệnh nhân thậm chí trong một thời gian ngắn mà bồi bổ quá lượng các thực phẩm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. như vậy là không đúng.
Hệ tiêu hóa bệnh nhân ung thư sau điều trị rất yếu và dễ bị tổn thương trong khi rất nhiều loại thảo dược, đặc biệt là thảo dược thô (Chưa qua chế biến, chiết tách) gây kích ứng dạ dày cũng như đường tiêu hóa như lá đu đủ, sâm…
Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng việc ăn uống của bệnh nhân ung thư nên thanh đạm và hợp khẩu vị, do điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài, việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ.
Xem thêm: Bí quyết vẫy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh chuẩn nhất cho bệnh nhân ung bướu!
- Giảm bớt ăn uống
Từ lâu nay, có một quan điểm sai lầm luôn tồn tại ở một số bệnh nhân ung thư: ăn uống càng tốt thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống, “bỏ đói” khối u. Khái niệm bỏ đói bắt nguồn từ kĩ thuật thắt động mạch tới nuôi khối u. Tức là chặn mạch máu, không cho dưỡng chất đến vị trí tế bào ung thư, bỏ đói chúng. Nhưng dần dần khái niệm này bị lạm dụng và biến tướng thành nhịn đói để bỏ đói khối u!
Bên cạnh đó khi không được nhập thức ăn, bản thân cơ thể cũng lấy protein để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Dẫn đến teo cơ, yếu cơ, sụt cân. Các cuộc chiến không ngừng trong cơ thể này làm sự chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân ung thư tăng rất cao và bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.
- Chế độ ăn uống vô phương
Chúng ta cũng biết rằng, mỗi loại bệnh ung thư đều có một chế độ ăn đặc thù, gọi là đặc thù nhưng thực ra chỉ khác nhau một số điều cơ bản. Tôi sẽ đưa ra một số điểm khác biệt ngay phía dưới đây.
Các kiến nghị đưa ra rằng bệnh nhân ung thư không nên có “chế độ ăn uống” vô phương hướng. Cái gọi là “chế độ ăn uống” ở đây chính là căn cứ vào các loại bệnh khác nhau và tình trạng ăn uống hợp lý. Ví dụ, bệnh nhân ung thư gan không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, thực phẩm hun khói; bệnh nhân ung thư thực quản nên tránh ăn thực phẩm thô, tránh thức ăn mốc; bệnh nhân bị cổ chướng nên hạn chế muối và nước; bệnh nhân bị tiểu cầu thấp, có hiện tượng chảy máu nhiều cần chú ý các loại thuốc và thực phẩm giúp lưu thông máu; bệnh nhân sau khi hóa trị có hiện tượng tiêu chảy cần chú ý ăn các thực phẩm thô xơ nhiều hơn một chút…
=> Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp.
Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.
Cũng cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng không nên dùng vitamin B12. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.
Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý… không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sông hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.
Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng. Cần ăn nhiều hoa quả, nhất là đu đủ, dứa, tỏi, rau xanh. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ.
Cũng như trong dự phòng và quá trình điều trị ung thư, nên chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến. Hạn chế ăn thịt, nhất là thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa v.v…), thịt nguội và đồ hộp. Cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá và tăng cường hoạt động thể lực.
Rào cản lớn nhất về dinh dưỡng mà bệnh nhân ung thư phải vượt qua!
Vấn đề ở bệnh nhân ung thư sau điều trị là chán ăn, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, lở loét miệng kèm theo những vấn đề tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy. Chính những tác dụng phụ này dẫn đến những hệ lụy như chán ăn, khó hấp thu. Do đó việc duy trì một chế độ ăn hợp lý ở bệnh nhân ung thư không phải là điều đơn giản bởi những tác động nặng nề sau điều trị. Do đó, nếu có một giải pháp giúp giảm nhẹ tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị sẽ góp phần rất lớn vào việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thể trạng và nâng cao hệ miễn dịch.
Xuất phát từ mục đích đó, nhóm các nhà khoa học do TS Hà Phương Thư (Trưởng phòng Nano Y Sinh, viện khoa học vật liệu, viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đứng đầu đã dành nhiều năm nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm CumarGold Kare chứa phức hệ nano FGC với 3 thành phần chính Fucoidan (trong tảo nâu), NotoGinseng (tam thất) và Curcumin (trong nghệ vàng) có tác dụng tăng cường miễn dịch và giảm nhẹ tác dụng phụ do hóa xạ trị gây ra. Là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, đã được tiến hành nghiên cứu tiền lâm sàng chứng minh hoạt tính sinh học tại Học Viện quân Y. Sản phẩm đã và đang mang lại niềm hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư.
Xem thêm: Chân dung nữ tiến sĩ chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC dành cho bệnh nhân ung bướu