Chẩn đoán ung thư tuyến tụy

Các bác sĩ sẽ dùng nhiều xét nghiệm để chẩn đoán ung thư và xác định xem liệu ung thư đã xâm lấn hay di căn đến những vị trí khác trong cơ thể. Một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ quyết định liệu pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.  Sinh thiết là một trong những xét nghiệm chính xác nhất cho đa số bệnh ung thư.

Sinh thiết là việc lấy một phần mô nhỏ trên cơ thể nghi ngờ ung thư. Nếu không thể sinh thiết, bác sĩ sẽ gợi ý một số xét nghiệm khác để xác định liệu bạn có bị ung thư hay không ví dụ như phương pháp kiểm tra hình ảnh nhằm xác định liệu ung thư đã di căn hay chưa.

Danh sách dưới đây mô tả những lựa chọn chẩn đoán ung thư. Tất nhiên không phải ai cũng làm hết các xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ phải cân nhắc nhiều về những yếu tố như:

  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
  • Loại ung thư đang được nghi ngờ.
  • Dấu hiệu cũng như triệu chứng.
  • Những kết quả xét nghiệm trước đó.

 

Nếu bác sĩ nghi ngờ một bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy, bác sĩ sẽ khai thác thêm những vấn đề liên quan đến tiền sử bệnh của bệnh nhân, lịch sử bệnh trong gia đình và tiến hành những xét nghiệm nhằm tìm kiếm những dấu hiệu bệnh. Một chẩn đoán phù hợp và kịp thời là rất quan trọng. Nếu có thể, nên lựa chọn cơ sở điều trị uy tín để tiến hành điều trị. Những xét nghiệm sau có thể được sử dụng để chấn đoán hoặc theo dõi ung thư vú.

 

Những xét nghiệm chung:

 

Kiểm tra thể chất. Bác sĩ có thể kiểm tra da, mắt xem có bị vàng hay không. Bệnh vàng da có thể xuất hiện khi một khối u ở tụy chặn dòng mật chảy từ gan. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân ung thư tuyến tụy không xuất hiện vàng da khi được chẩn đoán. Cổ trướng cũng là một dấu hiệu của ung thư tuyến tụy.

Kiểm tra máu. Bac sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra xem có xuất hiện tình trạng bất thường của bilirubin hay các thành phần khác trong máu hay không. Bilirubin có thể tăng cao ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Tất nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tăng bilirubin trong máu như viêm gan, sỏi mật, bệnh bạch cầu đơn nhân. Xét nghiệm máu xũng nhằm xác định chất chỉ điểm ung thư CA19-9.

 

Xét nghiệm hình ảnh:

Xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ xác định vị trí khối u và liệu đã xuất hiện khối u di căn hay chưa. Ung thư tuyến tụy thường không xuất hiện một khối u lớn đơn độc, điều này có nghĩa rằng, sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khối u trong xét nghiệm hình ảnh.

Chụp CT. Chụp CT tạo ra những hình ảnh đa chiều bên trong cơ thể với một chiếc máy khá tương tự máy X quang. Sau đó, dữ liệu sẽ được đưa vào máy tính để xử lý kết quả. Chụp CT cũng có thể đo lường được kích thước khối u. Bệnh nhân trước khi quét có thể được cho uống chất lỏng đặc biệt giúp cho hình ảnh trở nên rõ ràng hơn.

Chụp cắt lớp phát xạ (PET). Phương pháp này thường kết hợp với quét CT. Quét PET nhằm cung cấp những hình ảnh rõ nét hơn về các cơ quan và mô trong cơ thể. Bệnh nhân được uống chất đường phóng xạ để có được những hình ảnh rõ nét do tế bào ung thư háu đói ăn nhiều chất đường phóng xạ hơn nên PET dễ dàng phát hiện khu vực tập trung nhiều chất xạ đồng nghĩa với khối u.

Siêu âm. Có 2 loại siêu âm: Siêu âm xuyên bụng và nội soi.

  • Siêu âm xuyên bụng dùng máy siêu âm đặt lên phía trên bụng để có được những hình ảnh về tụy và mô xung quanh.
  • Nội soi là phương pháp dùng một vòi có đầu chiếu sáng gắn camera đưa xuyên qua miệng xuống ruột để lấy hình ảnh của tụy, công việc này phức tạp đòi hỏi phải có bác sĩ chuyên môn được đào tạo bài bản.

 

Sinh thiết và xét nghiệm mô:

Sinh thiết.  Sinh thiết với mục đích lấy một phần mô nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi. Nhiều xét nghiệm khác cũng có thể chẩn đoán sơ bộ ung thư, nhưng chỉ có sinh thiết mới có thể xác định chính xác nhất một bệnh nhân có bị ung thư hay không. Một chuyên gia phẫu thuật sẽ phân tích mẫu. Việc phân tích sẽ tiến hành với các hoạt động như đánh giá lượng tế bào, mô, bộ phận để chẩn đoán bênh, công việc này được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Có một số phương pháp sinh thiết khác nhau, được phân loại dựa trên công nghệ hoặc kích thước mũi tiêm được sử dụng để lấy mẫu.

Có một số cách khác nhau để lấy mẫu như:

  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
  • Sinh thiết lõi kim

Xét nghiệm phân tử khối u. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành xét nghiệm mô học từ mẫu lấy từ khối u hoặc mẫu máu để xác định những gen, protein hoặc những yếu tố đặc biệt liên quan đến sự phát triển của khối u. Chúng được gọi là những đánh dấu sinh học. Ví dụ về đánh dấu sinh học trong ung thư tuyến tụy là RAS, SPARChENT1DPC4.

Kết quả của những xét nghiệm này giúp bác sĩ có những quyết định điều trị đúng đắn hơn. Phải lưu ý rằng, không phải tất cả những xét nghiệm trên đều được bảo hiểm chi trả trong khi một số xét nghiệm có chi phí khá đắt. Hãy tham khảo ý kiển bác sĩ điều trị.

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.