Ung thư phổi là loại bệnh ung thư xảy ra ở phổi, cơ quan tiếp nhận lọc oxy từ không khí hít vào và giải phóng carbon dioxite khi thở ra.
Thông tin chung
Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi nhưng thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này, xảy ra ở cả nam và nữ. Theo thống kê, bệnh ung thư phổi là ung thư gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.
Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư phổi gồm nhiều giai đoạn, bệnh được phát hiện, chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn càng sớm, trước khi di căn thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên phát hiện sớm ung thư phổi rất khó khăn vì bệnh không gây ra những triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác.
Các loại ung thư phổi và giai đoạn phát triển
Có hai loại ung thư phổi tổng quát gồm: Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC).
Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 15 – 20% số trường hợp, thường chỉ xảy ra ở người hút thuốc lá nặng, phát triển và xâm lấn rất nhanh. Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển với 2 giai đoạn chính là giai đoạn hạn chế và giai đoạn mở rộng.
Hầu hết các bệnh nhân phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn mở rộng.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ 80 – 85% số trường hợp mắc ung thư phổi, chỉ tập hợp nhiều loại ung thư phổi hoạt động tương tự nhau như: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào lớn.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phát triển theo bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn 3A: Ung thư tìm thấy ở các hạch bạch huyết trên cùng một bên phổi nơi bắt đầu phát triển của ung thư.
Giai đoạn 3B: Ung thư lan đến các hạch bạch huyết phía ngực đối diện hoặc hạch bạch huyết xương đòn.
Ở một số bệnh nhân, khối u ung thư phổi có thể chứa cả tế bào ung thư nhỏ và tế bào ung thư không nhỏ.
Triệu chứng của bệnh ung thư phổi
Triệu chứng của bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ tương tự giống nhau, thay đổi theo từng giai đoạn bệnh.
Triệu chứng sớm của ung thư phổi bao gồm:
Triệu trứng sớm của bệnh ung thư phổi không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với cảm ốm, mệt mỏi thông thường nên rất ít trường hợp phát hiện dấu hiệu sớm ung thư phổi.
Khi ung thư đã phát triển và lan rộng, tùy vào vị trí khối u mới hình thành mà phát triển triệu chứng khác nhau:
…
Khi khối u ung thư ở ngực phát triển lớn sẽ ảnh hưởng lên các dây thần kinh trên mặt, gây giảm mí mắt, thiếu mồ hôi 1 bên mặt, đau vai… gọi chung là hội chứng Horner.
Khối u phát triển có thể chèn vào tĩnh mạch lớn, gây ách nghẽn đường vận chuyển máu từ đầu đến cánh tay và tim, gây sưng cổ, ngực trên, mặt, cánh tay…
Đối khi các triệu chứng ung thư phổi nặng và thường xuyên, gọi chung là hội chứng paraneoplastic gồm: yếu cơ, ói mửa, buồn nôn, huyết áp cao, co giật, đường huyết cao, hôn mê…
Khi ung thư phổi phát triển mạnh, xâm lấn lan sang các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như:
Phổi là cơ quan hô hấp nên ung thư phổi phát triển có thể chặn các đường hô hấp chính, gây khó thở, khiến dịch dần tích tụ xung quanh phổi, tràn dịch màng phổi.
Ung thư phổi phát triển gây chảy máu đường hô hấp, dẫn đến ho ra máu, có thể khiến bệnh nhân mất máu trầm trọng.
Khi ung thư phổi phát triển đến các lớp màng phổi hay vùng khác cơ thể sẽ gây đau nhức xương, các bộ phận trên cơ thể.
Ung thư phát triển, lây lan, di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể như xương, não, không đau nhức đầu, buồn nôn và các dấu hiệu đặc trưng cơ quan bị ảnh hưởng.
Khi ung thư đã di căn sang các cơ quan khác thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất thấp, thường chỉ dùng điều trị để giảm dấu hiệu, triệu chứng, tăng chất lượng sống cho bệnh nhân.
Chẩn đoán phát hiện ung thư phổi
Khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cụ thể sẽ giúp chẩn đoán chính xác ung thư phổi. Một số xét nghiệm có thể thực hiện để phát hiện dấu hiệu ung thư gồm:
Sau khi phát hiện dấu hiệu ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán khác để xác định ung thư lan rộng, loại ung thư, cách điều trị hợp lý… như quét xương, chụp X quang…
Điều trị bệnh ung thư phổi
Sau khi chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, việc điều trị, phương pháp và liệu trình sẽ được bác sỹ, nhóm bác sỹ quyết định dựa trên tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe và yêu cầu của bệnh nhân.
Với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ, phương pháp điều trị có thể kết hợp hoặc riêng biệt chủ yếu gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Với bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, việc điều trị tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân:
Với các bệnh nhân tỷ lệ chữa khỏi bệnh thấp, ung thư phổi đã di căn xa thì các phương pháp điều trị sẵn có, điều trị giảm nhẹ triệu chứng và tăng chất lượng sống được lựa chọn.
Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì?
Bệnh nhân có thể kiểm soát tốt hơn bệnh ung thư phổi và giúp cơ thể chống chịu tăng hiệu quả chữa bệnh với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cơ thể cần. Nên xin sự tư vấn về chế độ dinh dưỡng đặc biệt, bổ sung khoáng chất, vitamin hay loại thuốc bổ trợ phù hợp.
Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bệnh nhân ăn uống tốt hơn:
Không có chế độ ăn có thể chữa bệnh ung thư phổi nhưng ăn uống đủ chất, cân bằng, cung cấp dưỡng chất cơ thể cần sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chịu tốt hơn với bệnh tật và tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
Phòng ngừa bệnh ung thư phổi
Không có cách nào phòng ngừa hoàn toàn ung thư phổi nhưng những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ lớn mắc bệnh:
Thuốc lá được biết là nguy cơ lớn nhất gây ung thư phổi, hút thuốc lá không những nguy hại đến sức khỏe mà mỗi liều khói đều làm tổn thương phổi, tăng khả năng mắc bệnh.
Nếu bạn đang hút thuốc, bỏ thuốc ngay bây giờ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe người hút nhưng những người xung quanh hít phải khói thuốc cũng gây hại không nhỏ, cũng là một nguyên nhân gây ung thư phổi.
Không hút thuốc lá nơi công cộng, nơi đông người, nhất là trường học, bệnh viện, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ rau quả, trái cây sẽ cung cấp vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, có thể giảm tránh nguy cơ mắc ung thư phổi nói riêng và các bệnh ung thư khác.
Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cơ thể, chống lại các mầm mống, nguy cơ gây bệnh từ môi trường xung quanh.
Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại trong môi trường làm việc, sinh hoạt hàng ngày khiến cơ thể tích tụ mầm bệnh, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và nhiều loại bệnh ung thư khác. Tuân thủ bảo hộ lao động là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Hi vọng các thông tin cung cấp về chữa bệnh ung thư phổi trên đây sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người.
Nguồn tham khảo:
+ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lung-cancer/symptoms-causes/syc-20374620
+ https://www.healthline.com/health/lung-cancer#facts
CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.