Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc tần suất đi thấp. Táo bón là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được.
DẤU HIỆU CỦA TÁO BÓN
Tình trạng táo bón thường có biểu hiện:
Đau và chuột rút
Chướng bụng
Chán ăn
Buồn nôn và nôn
Bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng táo bón thông qua 4 bước đơn giản. Tuy nhiên nếu những triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần tiến hành ngay một số kiểm tra chức năng.
NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN
Một số nguyên nhân táo bón phổ biến như:
Không ăn đủ chất xơ
Không uống đủ nước
Lười vận động
Đối với những bệnh nhân ung thư, những yếu tố sau cũng góp phần gây nên táo bón:
Thuốc giảm đau, loại thuốc này làm giảm nhu động ruột, dễ gây táo bón.
Thuốc trị buồn nôn và nôn, tiêu chảy, cao huyết áp…
Bổ sung kim loại vi lượng
Hóa trị
- Mô sẹo hoặc khối u phát triển trong ruột
- Bị hạn chế vận động thể chất
- Khối u chèn lên tủy sống
- Nồng độ calxi huyết cao
- Mức potassium thấp
- Tiểu đường
CHẨN ĐOÁN CHỨNG TÁO BÓN
Nếu bạn bị táo bón, bác sĩ sẽ chỉ định khám trực tràng hoặc chụp x quang. Đây là cách để chắc chắn rằng bạn không bị một khối u ở trực tràng. Những kiểm tra trên cũng xác định được vị trí tắc trên đường ruột.
Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:
– Thói quen đại tiện trước và sau khi bị chẩn đoán ung thư
– Lịch sử dùng thuốc
– Chế độ ăn uống hàng ngày
– Những bệnh khác liên quan
KIỂM SOÁT TÁO BÓN
Việc điều trị táo bón rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Nếu không điều trị kịp thời, táo bón có thể gây nên một số tổn thương đường tiêu hóa. Nó cũng làm giảm khả năng hấp thu thuốc cũng như dinh dưỡng của cơ thể.
Báo cáo với cán bộ y tế ngay khi bạn bị táo bón. Ngoài ra, những phương pháp dưới đây cũng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình hình:
– Uống nhiều nước
– Khi được báo cáo, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc giảm liều hoặc thay thế những thuốc gây táo bón.
– Ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả. Tuy nhiên nếu táo bón là do mô sẹo hoặc 1 khối u đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn một chế độ ăn ít chất xơ. Lý do vì chất xơ có thể bị mắc kẹt lại tại vị trí khối u hay mô sẹo.
– Tăng hoạt động thể chất nếu có thể.
– Hỏi bác sĩ về một số liệu pháp như thuốc xổ, tháo thụt, thuốc đặt trực, tuy nhiên cũng nên cẩn trọng vì những liệu pháp trên cũng gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng.