Tình trạng đau sau điều trị ung thư

 

NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN

Đau là một tình tình trạng khá nghiêm trọng mà tất cả bệnh nhân ung thư đều trải qua.

Việc kiểm soát tình trạng đau vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tình trạng đau nặng có thể dẫn đến mệt mỏi, yếu ớt, mất ngủ, bực tức, stress.

Để tìm ra cách tốt nhất kiểm soát tình trạng đau, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình cho bác sĩ để nhận được tư vấn cũng như nhanh chóng xử lý khi vấn đề trở nên trầm trọng.

Một số bệnh nhân lo lắng việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ gây lệ thuộc thuốc hoặc gây buồn ngủ, choáng đầu. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng đau cũng như thể chất của bạn.

Giảm tác dụng phụ là một phần rất quan trọng trong chăm sóc và điêu trị ung thư. Báo cáo ngay với bác sĩ khi xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng nào liên quan đến tình trạng đau, bao gồm cả những dấu hiệu đau mới hoặc sự thay đổi tình trạng đau.

We had just been admitted to Urgent Care and Jen was in worse pain than I'd ever seen. Doctors worked to find the right medication but it's never fast enough.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU

Đau có thể do khối u gây ra, do hóa xạ trị hoặc phẫu thuật hoặc do sử dụng thuốc. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau ở bệnh nhân ung thư:

  • Khối u: Sự phát triển khối u trong cơ thể, ví dụ khối u có thể làm tăng nhanh kích thước của gan, gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh hoặc thậm chí phá hủy các dây thần kinh gây đau. Hoặc một khối u phát triển, di căn xung quang cột sống, chèn ép lên cột sống gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật: Đau ở bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật là tình trạng bình thường và hết đau sau một thời gian phụ thuộc phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên một số bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau nặng và dai giẳng vài tháng đến cả năm do sự phá hủy dây thần kinh hoặc sự phát triển của mô sẹo.
  • Xạ trị: Đau có thể xuất hiện sau xạ trị và hết sau đó vài tuần thậm chí vài tháng đặc biệt kéo dài khi xạ trị vùng ngực hoặc cột sống.
  • Hóa trị: Một số hóa trị gây đau kèm theo tê cứng đầu ngón chân, ngón tay. Những triệu chứng này có thể biến mất sau điều trị.
  • Liệu pháp hormon: Liệu pháp này có thể dẫn đến đau cơ và xương.. Thêm vào đó, liệu pháp hormon có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Liệu pháp hocmon cũng gây nhiều tác dụng phụ khác trên cả nam và nữ.
  • Cấy tế bào gốc: Phương pháp này cũng gây đau do một số trường hợp xuất hiện tình trạng mảnh ghép chống lại vật chủ (graft versus host disease – GVHD).
  • Những nguyên nhân khác: Có nhiều nguyên nhân khác gây đau ở bệnh nhân ung thư như di căn, viêm đau khớp, đau lưng mãn tính…

roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-mach-mau-nao-1-500x332

CHẨN ĐOÁN ĐAU

Việc báo cáo tình trạng đau của bạn với bác sĩ là rất quan trọng, đặc biệt khi mới bắt đầu đau hoặc khi tình trạng trở nên trầm trọng. Dựa trên thang đo ASCO, bác sĩ sẽ xác định tình trạng đau của bạn để có giải pháp hợp lý.

Trong thời gian đau, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi nhằm xác định vấn đè cũng như mức độ biểu hiện. Hãy cố gắng miêu tả thật kĩ bởi bạn là người hiểu vấn đề của mình nhẩt. Hãy cố gắng trả lời kĩ những câu hỏi sau:

  • Đau ở đâu?
  • Đau thường bắt đầu và kết thúc lúc nào?
  • Đau kéo dài bao lâu
  • Đau cường độ như thế nào

Bác sĩ cũng có thể cho bạn điền vào một bảng điểm từ 0 đến 10 về mức độ đau để đánh giá chính xác hơn.

SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU

Một số cách giảm đau phổ biến:

Sau khi xác định sơ bộ tình hình đau của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xây dụng một lộ trình để giảm đau. Thậm chí một số bệnh viện còn có những bác sĩ chỉ chuyên về giảm đau. Những bac sĩ này sẽ tập trung vào tác dụng phụ liên quan đến thể chất và tâm lý của bệnh nhân. Sau đây là một số cách phổ biến được sử dụng để kiểm soát tình trạng đau:

 

  • Điều trị nguyên nhân đau: Ví dụ, một khối u chèn ép lên dây thần kinh gây đau, giải pháp có thể là phẫu thuật để cắt bỏ khối u hoặc chiếu xạ, hóa trị để làm giảm kích thước khối u.
  • Ngăn tín hiệu thần kinh cảm giác đau lên não: Nếu liệu pháp sử dụng thuốc không còn tác dụng, ngăn dòng tín hiệu thần kinh lên não là một giải pháp có thể được sử dụng. Cách này có thể là tiến hành tiêm thuốc giảm đau xung quanh dây thần kinh để ngăn chặn tín hiệu dẫn truyền.

51473

PHÂN LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU

Thuốc giảm đau không opioid: Đây là lựa chọn cho những trường hợp đau nhẹ và đau vừa. Bác sĩ thường kê thuốc giảm đau không opioid kèm với một số thuốc khác bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) ví như ibuprofen
  • Acetaminophen ( Tylenol … )

Thuốc thường sử dụng cho những trường hợp khác:

Một số thuốc sử dụng cho những tình trạng bệnh lý khác cũng có thể giảm đau, đặc biệt là đau dây thần kinh, bao gồm:

  • Một số thuốc chống trầm cảm như duloxetine (Cymbalta)
  • Những thuốc chống co giật như gabapentin (Gralise, Neurontin) và pregabalin (Lyrica)

 

Thuốc Opioids: Những thuốc này thường sử dụng chung với thuốc không opioid.

Những thuốc opioid sau được sử dụng với tác dụng giảm đau:

  • Hydrocodone
  • Fentanyl
  • Hydromorphone
  • Methadone
  • Morphine
  • Oxycodone
  • Oxymorphone

Bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng opioids ở một số bệnh nhân ung thư khi những lựa chọn khác không còn hiệu quả nữa. Tuy nhiên, việc sử dụng opioids cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng thuốc.

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.