Tác giả: Sup-Team

Bí quyết vẫy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh chuẩn nhất cho bệnh nhân ung bướu!

Nguồn: Sức khỏe Đời sống/VnExpress

Nếu các bạn chưa biết về “bí quyết” 4T kì diệu của PGS Đỗ Quốc Hùng, xin hãy tham khảo tại:

PGS tim mạch chiến thắng ung thư phổi nhờ “bí quyết” 4T kỳ diệu

Như đã nêu trong bài viết trước, liệu pháp điều trị của PGS Đỗ Quốc Hùng là sự kết hợp 4 chữ T, thiếu một thứ chưa chắc đã thành công.

Riêng về “chữ T thứ 4”, đây là một liệu pháp mà sự áp dụng trong thực tế cũng như nhận định của nhiều chuyên gia đã cho thấy tác dụng kỳ diệu của nó.

Một phương pháp được Giáo sư nhắc đến nhiều đó là liệu pháp vẫy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh.

Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn phương pháp vẫy tay Dịch Cân Kinh chuẩn nhất cho bệnh nhân ung thư:

Ảnh hướng dẫn bài tập vẩy tay dịch cân kinh. Nguồn: Internet.
Ảnh hướng dẫn bài tập vẩy tay dịch cân kinh. Nguồn: Internet.

Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).

Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra.

Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập.

Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy.

Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng.

Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.

Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ…

Vai trò của việc nâng cao thể trạng trong cuộc chiến chống ung thư

80% bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bị sụt cân trầm trọng, 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt là những con số cảnh báo chúng ta về kẻ thù thực sự của bệnh nhân ung thư. Lo lắng, mệt mỏi, chán nản, bị tác dụng phụ của việc truyền hóa chất khiến bệnh nhân lười ăn uống là nguyên nhân chính khiến các bệnh nhân ung thư bị suy kiệt.

Khi mà khối u nguyên phát và khối u di căn dần bành trướng và khó kiểm soát, suy kiệt chính là kẻ thù thứ hai mà mỗi bệnh nhân ung thư phải đối mặt. Một khi thể trạng yếu, kèm với tình trạng sụt giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể không đủ sức để chống chọi lại sự tấn công của khối u, chưa kể đến sự tàn phá khủng khiếp của hóa xạ trị.

Do vậy, song song với việc áp dụng công thức 4T của  PGS Đỗ Quốc Hùng gồm yếu tố tâm lý thoải mái, tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, ăn uống khoa học, vận động hợp lý , bệnh nhân ung thư cần chú trọng thêm việc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế những tác dụng phụ do hóa xạ trị.

Ngày 11 tháng 10 năm 2016, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính thức chuyển giao Phức hệ Nano FGC thành sản phẩm CumarGold Kare, đã được thử nghiệm tiền lâm sàng tại Học Viện Quân Y chứng minh tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu.  Đây được coi là một thành công lớn, góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung bướu.

 

PGS tim mạch chiến thắng ung thư phổi nhờ “bí quyết” 4T kỳ diệu

Là thầy thuốc cứu người nhưng chính PGS Đỗ Quốc Hùng cũng bị tử thần “gõ cửa”. Bằng nghị lực phi thường và trí tuệ của một bác sĩ, ông đã chiến thắng ung thư phổi giai đoạn cuối.

LTS: Phó giáo sư, Bác sĩ cao cấp Đỗ Quốc Hùng ung thư phổi giai đoạn cuối, tưởng như không còn thuốc chữa. Nhưng thật kỳ diệu là ông không bỏ cuộc, thực hiện chế độ thuốc thang và ăn uống hợp lý, tập đạt ma dịch cân kinh (vẩy tay)…

Và nay sau 5 năm, ông vẫn dồi dào sức khỏe để tiếp tục chữa bệnh cho đời. Chúng ta hãy xem câu chuyện kỳ diệu của ông được đúc kết trong bút tích 4 chữ T, để cùng mách cho những ai cần đến nó…

Bình tĩnh, coi đó là u nhọt bình thường

PGS Đỗ Quốc Hùng – Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia dù đã thôi quản lý nhưng ông vẫn miệt mài làm việc chuyên môn tại Viện Tim mạch Quốc gia. Với ông, được sống, được làm việc, chữa bệnh cứu người là thấy cuộc đời của mình trọn vẹn.

Nhớ lại quãng thời gian bị bệnh, PGS Hùng cho biết năm 2012 sau Tết, ông ho kéo dài dến 3-4 tuần không đỡ.

Vì nghĩ ho chuyển mùa, ông chủ quan uống thuốc kháng sinh nhưng hơn tháng trời tình trạng ho vẫn thế. Ông nghĩ nên xem phổi thế nào, ông tự mình đi chụp tim phổi.

Sau khi chụp, các bác sĩ phát hiện ra khối u rốn phổi và khuyên PGS Hùng đi khám chuyên khoa hô hấp. Bác sĩ Hùng đã đi kiểm tra các xét nghiệm lâm sàng tất cả đều dương tính hết.

Lúc này, cả gia đình và bản thân ông đều có suy nghĩ ra nước ngoài điều trị hay ở Việt Nam. Đây là một quyết định rất khó khăn.

“Tôi nghĩ tôi cứ làm ở Việt Nam vì ở đây có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp hỗ trợ mình” – PGS Hùng nhớ. Ông đã quyết định ở Việt Nam chữa bệnh.

Lúc biết mình bị ung thư, PGS Đỗ Quốc Hùng không thấy lo lắng mà rất bình tĩnh. Nhưng người thân của ông thì khó có thể bình tâm.

Ông bảo mọi người trong nhà: “Đời người ai cũng có thể bệnh, sinh lão bệnh tử ai tránh được. Điều quan trọng là bình tĩnh phối hợp với các đồng nghiệp để chữa bệnh cho mình, lo lắng chẳng có ích gì”.

Có lẽ với nền móng tinh thần ấy ngay từ đầu nên quá trình điều trị ung thư của PGS Đỗ Quốc Hùng đã thành công hơn mong đợi của cả đồng nghiệp đang chữa bệnh cho ông.

 PGS Đỗ Quốc Hùng – Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Ảnh: Lệ Nam)
PGS Đỗ Quốc Hùng – Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Ảnh: Lệ Nam)

Giáo sư Mai Trọng Khoa – Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi tiếp nhận hồ sờ bệnh án của PGS Hùng bệnh ở giai đoạn muộn, ung thư phối tế bào nhỏ di căn từ trên xuống dưới từ xương.

Bất cứ bác sĩ nào vấp phải cũng rất lo nếu quyết định của mình không đúng thì điều gì sẽ xảy ra. Từ tháng 5/2012, bác sĩ Hùng bắt đầu được đưa vào điều trị hóa chất. Phác đồ điều trị đích được tính toán kỹ lưỡng, có tham khảo của đồng nghiệp ở Mỹ.

Tuy nhiên, sau hai đợt điều trị hóa chất, bệnh đã được đẩy lùi, các khối u trong phổi biến mất, sức khỏe của ông lại trở lại bình thường.

PGS Đỗ Quốc Hùng trong một buổi được các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai điều trị chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Ảnh: VTV.
PGS Đỗ Quốc Hùng trong một buổi được các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai điều trị chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Ảnh: VTV.

2 năm sau bệnh lại tái phát, các tế bào di căn vào xương di căn vào não. PGS Hùng lại điều trị cùng với các kỹ thuật tiến tiến nhất của y học cùng với gia đình sau 7, 8 tháng các tổn thương đã hoàn toàn biến mất trên chụp CT.

Điều này thực sự là một tin vui không chỉ với PGS Hùng mà với cả những đồng nghiệp của ông ở Bệnh viện Bạch Mai.

PGS Đỗ Quốc Hùng cho biết để chiến đấu với bệnh ung thư, đến nay ông đã đúc kết được lại kinh nghiệm cho mình đó là 4 chữ T: Tâm lý, Thuốc, Thức ăn và Thể dục thể thao.

Sau đây là bí quyết 4 chữ T của PGS Đỗ Quốc Hùng

4 chữ T kỳ diệu giúp PGS Đỗ Quốc Hùng chiến đấu với bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam)
4 chữ T kỳ diệu giúp PGS Đỗ Quốc Hùng chiến đấu với bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam)

Chữ T thứ nhất là tâm lý. PGS Hùng kể tâm lý là 50% điều kiện để ông có thể vượt qua bệnh tật. Điều đầu tiên là bình tĩnh, tin vào đồng nghiệp cùng đồng nghiệp chiến đấu bệnh tật.

Ngoài ra, PGS Hùng cho biết ông không bao giờ nghĩ đến đó là ung thư mà chỉ coi đó là một khối u lành bình thường.

Để quên đi bệnh ung thư, có lúc ông cực đoan đến mức không cho ai đến thăm mình. Ông bảo “người đến thăm rất quý nhưng hầu như ai cũng thế đến thăm là hỏi han bệnh tật thậm chí có người còn thương xót như thế khiến ông nghĩ đến bệnh nhiều hơn”.

Để tâm lý thoải mái, PGS Hùng đã tìm đến phật pháp. Ông bảo mình tụng kinh thậm chí đọc thuộc cả quyển kinh, nghe các sư thầy giảng về phật pháp trên mạng. Lúc ấy, tâm lý của ông thoải mái không nghĩ gì về căn bệnh của mình.

Chữ T thứ hai đó là thuốc. PGS Hùng kể thuốc cực kỳ quan trọng và ông dung cả tây y và đông y. Ông tuân thủ phác đồ điều trị của Tây y. Hoá chất, xạ trị, nhắm đích đều tiêu diệt ung thư nhanh gọn nhưng khiến con người ta suy kiệt vì tác dụng phụ.

Những lúc đó, PGS Hùng sử dụng kết hợp đông y như nấm ngọc linh ngâm mật ong, tam thất uống với mật ong… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó mà ông ăn khoẻ, ngủ được và đủ sức để chiến đấu với bệnh tật.

Chữ T thứ ba đó là thức ăn: Ông ăn rất nhiều rau và hoa quả đặc biệt các loại rau như súp lơ xanh, măng tây, rau chân vịt.

Hoa quả thì ăn rất nhiều mãng cầu xiêm, quả bơ, cam, chanh. PGS Hùng cười “tôi ăn quả mãng cầu xiêm nhiều lắm. Tôi ăn nguyên hoặc xay sinh tố, ăn cùng với bơ…”.

Thịt: ông chỉ sử dụng thịt gia cầm, thịt có màu trắng, không ăn thịt có màu đỏ. Và quan trọng nhất, PGS Hùng nhấn mạnh đó là nguồn gốc của sản phẩm phải rõ ràng.

Chữ T thứ 4 đó là thể dục thể thao: PGS Hùng cho biết ông tập thể dục từ khi còn điều trị hoá chất, nhưng đặc biệt là bài tập Đạt ma Dịch cân kinh có tên phất thủ liệu pháp, một phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách vẩy tay đơn giản, dễ nhớ.

Ông nhấn mạnh muốn phát huy hiệu quả bài tập này phải vẩy tay đúng cách và phải bền bỉ, đều đặn, khi tập phải để cơ thể và tâm trí thật sự thoải mái…

Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – GS.TS Mai Trọng Khoa

GS.TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai gọi PGS Đỗ Quốc Hùng là một “bệnh nhân đặc biệt” bởi ý chí chiến đấu với ung thư, khả năng tự điều trị kỳ diệu, và cả những việc làm thiện nguyện từ tấm lòng nhân ái của ông.

Nguyên Trưởng phòng C7, Viện Tim mạch – PGS Đỗ Quốc Hùng:

“Cuộc đời rất là tươi đẹp, rất là đáng sống, đừng bao giờ nghĩ cuộc đời là đau khổ, tuyệt vọng, không lối thoát. Người bệnh nếu có tinh thần tốt, phải nói là họ đã chiến thắng được 50% rồi”.

XEM THÊM: Phương pháp vẫy tay DỊch Cân Kinh chuẩn nhất

Tại sao ung thư thường sụt cân?

Hầu hết bệnh nhân ung thư thường có triệu chứng là giảm cân nhanh chóng. Vậy vì sao lại xuất hiện triệu chứng này?

Theo báo cáo, ở một giai đoạn nào đó, có đến 80% bệnh nhân ung thư bị sụt cân, đặc biệt là những người mắc K đường tiêu hóa như K dạ dày, K đường ruột…Những người có dấu hiệu ung thư phổi cũng bị giảm cân mạnh, giảm đến 4-5 kg ngay ở giai đoạn đầu của bệnh mà không rõ nguyên nhân.

dieu-tri-tieu-chay

Theo nghiên cứu trên 3000 bệnh nhân ung thư:

  • Có 22% số bệnh nhân giảm từ 0-5% tổng số cân nặng của mình,
  • Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể chiếm 17%
  • 10% trong lượng cơ thể chiếm 15%.

Những con số này cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của căn bệnh quái ác này đến sức khỏe con người

Vậy nguyên nhân sụt cân như vậy là gì?

ung thư

Nguyên nhân đầu tiên dễ hình dung nhất, những tế bào ung thư giống như những tên quái vật khổng lồ, tàn bạo và vô cùng háu đói. Chúng liên tục đòi hỏi chất dinh dưỡng từ cơ thể để tiếp tục bành trướng và sinh sản! Do đó một lượng lớn calo bị những kẻ phản động này chiếm dữ khiến khổ chủ kiệt quệ. Không dừng lại ở đó, những kẻ nguy hiểm này tiết ra những chất đầu độc chính khổ chủ, làm chán ăn, buồn nôn, mất ngủ… Không sụt cân mới là lạ!

Bên cạnh nguyên nhân bản chất từ những tế bào ung thư, chúng còn gây ra những hậu quả đi kèm khác như:

Khi những tế bào ung thư sinh sản và phình ra, căn cứ địa của chúng chèn ép lên các cơ quan khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chúng. Đặc biệt khi khối u chèn ép lên hệ tiêu hóa gây cản trở việc hấp thu thức ăn gây nên quá trình sụt cân nhanh chóng!

Đối với bệnh nhân ung thư, việc duy trì cân nặng, duy trì thể trạng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu bởi theo thống kê, đa số bệnh nhân ung thư tử vong do suy kiệt và suy mòn!

Xem thêm: Chân dung nữ tiến sĩ chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC hỗ trợ điều trị ung bướu

6 dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản bạn tuyệt đối không được coi thường

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản bạn tuyệt đối không được coi thường.

ungthugiaidoandaucobieuhiengi2

1 – Đau cổ hoặc khó nuốt: Đau cổ hoặc khó nuốt là dấu hiệu cho thấy có một khối u ở thực quản. Theo các chuyên gia y tế, đầu tiên người bệnh sẽ cảm thấy đau khi nuốt thức ăn đặc và sau đó là đau khi nuốt cả chất lỏng.

2 – Thường xuyên trào ngược thực quản: Bị trào ngược hoặc ợ nóng iên tục là điều không bình thường. Đi kèm với triệu chứng trào ngược liên tục là cảm giác nóng rát sau xương ức có thể là do axit dạ dày bị rò rỉ vào thực quản. Hiện tượng trào ngược là do thức ăn không thể đi qua dạ dày vì bị khối u cản trở, khiến dạ dày thu nhỏ, gây trào ngược.

Xem thêm: Chân dung nữ tiến sĩ chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung bướu

3 – Ho sau bữa ăn: Thông thường, sau khi ăn, axit dạ dày bị đẩy lên gây kích ứng đường hô hấp. Do đó, nhiều người thường bị ho sau những bữa ăn, một số người cũng sẽ phát triển các triệu chứng hen suyễn. Nếu ho kéo dài hơn một tháng là dấu hiệu của ung thư thực quản. Đặc biệt, cơn ho xảy ra sau khi nuốt một thứ gì đó.

o_mnmm

4 – Đột ngột giảm cân: Đối với ung thư thực quản, bệnh nhân thường cảm thấy chán ăn và khó nuốt nên dễ dẫn tới tình trạng suy kiệt, mất nước và giảm cân không kiểm soát được.

5 – Đau ngực: Đau ngực có thể liên quan tới nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư thực quản. Khi ung thư lan đến xương ức sẽ gây ra cơn đau ngực. Khối u có thể dẫn đến co thắt thực quản, gây đau đớn.

6 – Tiết nhiều nước bọt: Khi bệnh nhân nuốt nghẹn nhiều thì nước bọt hầu như không xuống được dạ dày. Vì nước bọt tiết nhiều mà không nuốt được nên bệnh nhân luôn phải nhổ nước bọt.

Khi cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên cũng là lúc bạn phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Tế bào ung thư sẽ thực sự tấn công khi hệ miễn dịch của bạn không đủ sức kìm hãm hay tiêu diệt chúng. Nâng cao hệ miễn dịch cũng như nâng cao thể trạng là một quyết định đáng làm trong thời điểm này!

Hỗ trợ tăng cường thể trạng cho bệnh nhân ung thư thực quản

CumarGold Kare được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Học viện quân Y chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị và hỗ trợ nâng cao hiệu quả các phương pháp điều trị ung bướu.

CumarGold Kare chứa phức hệ Nano FGC với 3 thành phần từ thảo dược. Đó là: Fucoidan, NotoGinseng và Curcumin. 3 thành phần này đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh hiệu quả ức chế sự phát triển khối u, ức chế di căn, ước chế quá trình tân tạo mạch, hoạt hóa quá trình chết tự nhiên của nhiều loại tế bào ung bướu.

Để được tư vấn về bệnh Ung thư, Comment số điện thoại hoặc liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1796 (Trong giờ hành chính) hoặc Hotline 0915001796 (Ngoài giờ hành chính).

Xem thêm: Tại sao ung thư thường sụt cân?

 

Phải làm gì khi xuất hiện những u, cục lạ trên cơ thể?

Có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nếu một cục u mới xuất hiện bên trên hoặc dưới da. Nhưng không phải cục u nào cũng đáng lo ngại. Vị trí cục u là điều bạn rất cần quan tâm.
Vị trí của một khối u, bướu – cùng việc việc trông nó thế nào và chạm vào nó có cảm giác ra sao – luôn là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết nó có thể là gì và liệu có phải đi khám ngay hay không.
Dưới đây là những điều bạn cần biết khi khối u xuất hiện ở các bộ phận cơ thể:

cục u trên cơ thể
1. Trên nửa thân trên hoặc cổ

– Cảm giác: Một cục mềm, có thể di chuyển nằm ngay dưới da nhưng không đau khi chạm vào.

– Có thể là: Một u mỡ – là khối u lành tính nằm trong các tế bào mỡ dưới da. U mỡ có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất ở phần thân trên và cổ.

– Gợi ý biện pháp điều trị: Không cần thiết phải điều trị, trừ phi u mỡ gây khó chịu hoặc bản cảm thấy nó trông thật khó coi và muốn đi phẫu thuật cắt bỏ. U mỡ không tiến triển thành ung thư.

2. Trên lưng, ngực hay vai

– Cảm giác: Một cục u rắn chắc, trơn nhẵn và không đau khi chạm vào.

– Có thể là: Một u nang bã nhờn (một túi nhỏ chứa đầy sebum – chất nhờn giúp tạo độ ẩm cho tóc và da của bạn) hay u nang biểu bì (một cục u chứa tế bào da và protein).

– Gợi ý biện pháp điều trị: Không cần điều trị, trừ phi u nang đó dần to ra, trở nên đau hoặc bắt đầu mất nước. Trong trường hợp này, bạn có thể cần kháng sinh hoặc một quy trình điều trị ngoại trú để làm khô khối u đó. Có thể bị cảm giác nặn cục u đó thôi thúc nhưng tuyệt đối không được tự mình làm việc ấy. Làm rách da có thể dẫn tới nhiễm trùng.

3. Trên cổ tay, bàn chân hay mắt cá chân

– Cảm giác: Một cục u mềm, chứa đầy dịch, không di chuyển và có thể tăng, giảm kích cỡ tùy từng giai đoạn.

– Có thể là: Một nang hạch, gây ra bởi hiện tượng dồn ứ hoặc rò rỉ dịch khớp.

– Gợi ý biện pháp điều trị: Không cần điều trị trừ phi cục u đó trở nên đau, can thiệp vào hoạt động của khớp hoặc thực sự xấu xí. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên tìm gặp một bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rút dịch khỏi u nang đó bằng một cây kim hoặc nếu nó không mất đi, sẽ tiến hành biện pháp phẫu thuật cắt bỏ.

cục u trên cơ thể

4. Trên cổ

– Cảm giác: Một cục u mềm bên dưới hàm hoặc sau tai.

– Có thể là: Một hạch bạch huyết bị sưng. Hạch bạch huyết giúp lọc độc tố và chống lại sự nhiễm trùng. Nếu nó bị sưng lên khi bạn bị cảm hoặc bị virus tấn công thì cũng là chuyện bình thường. Khi phát hiện ra, hạch bạch huyết lành tính sẽ thu nhỏ trở lại. Bạn cũng có thể thấy hạch bạch huyết ở vùng nách hoặc háng.

– Gợi ý biện pháp điều trị: Nếu hạch bạch huyết trở nên đau, tiếp tục sưng hoặc không giảm về kích cỡ sau một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể cần đi xét nghiệm để chẩn đoán chính xác điều gì đang xảy ra. Những hạch bạch huyết sưng liên tục, đặc biệt khi đi cùng các triệu chứng khá như ho, giảm cân hay mệt mỏi, có thể là dấu hiệu của những bệnh như ung thư phổi hay ung thư hạch bạch huyết.

5. Trên tai, môi, ngực hay bất cứ vị trí nào tiếp xúc với ánh mặt trời

– Cảm giác: Một cục u nhỏ, bóng giống như một nốt ruồi hay mụn.

– Có thể là: Bệnh ung thư tế bào đáy, là một dạng ung thư da tiến triển chậm do tiếp xúc với ánh mặt trời.

– Gợi ý biện pháp điều trị: Bạn có thể đi gặp bác sĩ da liễu để lấy sinh thiết cục u đó. Một mẫu da nhỏ sẽ được tách ra và đưa tới phòng thí nghiệm để đánh giá. Biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc và kích thước và vị trí của ung thư tế bào đáy, có thể bao gồm cả phẫu thuật, xạ trị hoặc/và dùng thuốc.

6. Trên ngực

– Cảm giác: Từ dạng cục u sờ vào có cảm giác giống cao su, di chuyển được, tới dạng túi bã nhờn chứa đầy dịch hay một cục u đặc, rắn, có hình dạng không cố định. Tự kiểm tra ngực hàng tháng là cách tốt nhất để bạn biết mọi chuyện có bình thường không và nhanh chóng phát hiện ra bất cứ dấu hiệu khác thường nào. Bác sĩ có thể cho bạn đi chụp quang tuyến vú và biện pháp này rất tốt vì nó giúp phát hiện ra khối u trước khi bạn có thể cảm nhận được.

– Có thể là: Một u nang hay một khối u đặc có tên u xơ tuyến vú. Như 80% các u cục ở vú, loại u xơ tuyến vú này là lành tính. Tuy nhiên, ung thư vú cũng có thể xuất hiện dưới dạng một cục u. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi cảm thấy có cục u mới trên ngực. Phần lớn, nhưng không phải tất cả cục u của ung thư vú không gây cảm giác đau khi sờ vào.

– Gợi ý biện pháp điều trị: Nếu bạn trên 30 tuổi, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi làm thêm một số xét nghiệm để có thể đánh giá chi tiết tình trạng sức khoẻ của bạn, bao gồm cả chụp quang tuyến vú, siêu âm hoặc/và lấy sinh thiết. Nếu bạn còn là thiếu niên hoặc trong độ tuổi 2, bác sĩ có thể khuyên bạn đợi 1 hay 2 chu kỳ kinh nguyệt để xem liệu cục u đó có biến mất không.

cục u trên cơ thể
Lưu ý đặc biệt

Ngay cả khi bạn cho rằng một cục u, bướu mới xuất hiện không có gì đáng lo ngại, bạn nên tới bệnh viện ngay để kiểm tra – bất chấp vị trí của cục u, bướu đó là ở đâu trên cơ thể – nếu câu trả lời của bạn là “có” với một trong những câu hỏi sau:

– Cục u đó có đang to dần ra?

– Cục u đó có cứng và không dịch chuyển?

– Cục u đó có tạo cảm giác đau hoặc mềm đi khi bạn sờ vào?

– Cục u đó có đỏ, ngứa hay viêm đau?

Sự thật là phần lớn u bướu không phải nguyên nhân gây ung thư. Nhưng việc thực sự quan trọng bạn cần làm để giải toả mọi lo lắng là đi khám bác sĩ ngay.

Lý giải một số người có khả năng chiến thắng ung thư!

Chúng ta vẫn thường nghe nói nhiều người trên thế giới bị tử thần “bỏ quên” dù mang trong mình căn bệnh ung thư nguy hiểm. Vậy bạn có biết tại sao lại xuất hiện những kì tích đó?

i_beat_cancer_design_vs_cancer

Bệnh nhân chiến thắng ung thư

Thực tế, nhiều câu chuyện về những người có khả năng vượt qua ung thư, trở nên khỏe mạnh đã được khoa học ghi nhận. Thống kê y khoa cho thấy, trong số tất cả những bệnh nhân tử vong vì ung thư, có đến 1/3 do sợ hãi cái chết, 1/3 dùng thuốc quá mức khiến cơ thể suy kiệt, 1/3 còn lại vì chữa trị vô hiệu và các nguyên nhân khác. Ghi nhận trong hầu hết trường hợp tự khỏi ung thư, điều quan trọng nhất và cũng là điều duy nhất bệnh nhân có thể kiểm soát được chính là vấn đề tâm lý và tinh thần.

Nhiều nhà tu hành có thể chiến thắng ung thư là nhờ thoát được áp lực về tinh thần, không tham sống cũng không sợ chết, luôn giữ cho tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những chỉ số liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ với người bình thường đều không được các bậc tu hành coi trọng. Tuy vậy, những nhà sư thường sống rất thọ. Nguyên nhân được cho là do tâm trí người xuất gia không có những gánh nặng và ham muốn của người thường; Trong khi đó, gánh nặng lo âu sẽ gây ra nhiều bệnh hoặc khiến bệnh trạng trở nên trầm trọng hơn.

canh_gioi_tu_hanh

Cảnh giới của bậc tu hành

Một số nghiên cứu cho thấy, có người sau khi bị ung thư lại mắc thêm chứng tâm thần phân liệt. Điều này có thể xem là tồi tệ. Tuy nhiên, khi người ta so sánh thời gian sống cũng như chất lượng cuộc sống giữa những bệnh nhân ung thư thường và những bệnh nhân ung thư kèm tâm thần phân liệt đã phát hiện ra rằng: Người ung thư bị tâm thân phần liệt có thời gian sống lâu hơn tới vài năm, thậm chí nhiều người đã thoát khỏi ung thư một cách nhẹ nhàng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều kỳ lạ này xuất phát từ “mệnh lệnh tâm lý”. Người bệnh tâm thần phân liệt không phải chịu những áp lực tinh thần nặng nề và ham muốn được sống như người bình thường sau khi biết mình bị ung thư.

natalielong-25412410_std

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

“Dù là người bị tâm thần phân liệt hay người xuất gia, lý do họ có thể vượt qua ung thư hoặc tự chữa khỏi đều do thoát được áp lực về tinh thần, không tham sống cũng không sợ chết, luôn thanh thản nhẹ nhàng”, nhóm nghiên cứu kết luận. Thực tế có những người bệnh dù đã ở giai đoạn di căn vẫn có thể sống được thêm vài năm, thậm chí trên 10 năm.

Người bệnh nên hiểu rằng, hiện tại y học đã phát triển, ngay khi khối u đã di căn, các bác sĩ vẫn có cách để chữa trị và kéo dài sự sống cho bạn. Do đó không ai khác mà chính là người bệnh cần giải tỏa tâm lý cho mình nếu muốn kéo dài cuộc sống.

Bên cạnh tâm lý, thể trạng cũng là một yếu tố tiên quyết giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống, hay thậm chí là thoát khỏi ung thư. Hóa xạ trị đơn giản chỉ là những yếu tố bên ngoài can thiệp trực tiếp tiêu diệt khối u, và trên con đường tìm đến tế bào ung thư, chúng đã vô tình cuốn đi hàng triệu tế bào thường vô tội khác. Cách tốt nhất để chiến thắng ung thư là tự củng cố chính đội quân miễn dịch của bạn, nâng cao thể trạng và lấy lại sự cân bằng vốn có của tạo hóa.

Đọc ngay: Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam chế tạo thành công Phức Hệ Nano FGC hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung bướu

Nguồn: SKDS

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.