Tác giả: Sup-Team

Nhà khoa học trẻ Hà Phương Thư và công trình hệ dẫn Nano FGC cho bệnh nhân ung bướu

Dáng người thanh mảnh và giọng Huế dễ thương, nhẹ nhàng của TS. Hà Phương Thư gợi lên hình ảnh một phụ nữ khuê các nhiều hơn là một nhà khoa học. Thế nhưng, chị lại là một trong các nhà khoa học trẻ nổi bật của “làng khoa học” Việt Nam.

Năm 2012, TS. Hà Phương Thư là một trong 3 nhà khoa học nữ được vinh danh với Giải thưởng L’Oreal UNESCO “Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học” bằng đề tài nghiên cứu “Quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc Nano lên tế bào ung thư”.

Đặc biệt, ngày 11-10-2016, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, TS. Hà Phương Thư đã ghi một dấu ấn mới trong lĩnh vực hỗ trợ nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu bằng việc công bố chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC ưu việt với việc sử dụng toàn bộ nguyên liệu là hợp chất từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam.

Từ bỏ cơ hội làm việc ở nước ngoài …

Hơi ngạc nhiên khi biết, nhà khoa học nữ sinh ra và lớn lên ở xứ Huế này vốn là một cô giáo. Trước đây, TS. Hà Phương Thư vốn là giáo viên của trường THPT An Lương Đông, TP Huế, sau khi chị tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế để nối nghiệp gia đình. Dạy học được vài năm, chị ra Hà Nội tiếp tục nghiệp “đèn sách”, làm nghiên cứu sinh ở Viện Hóa học ở Hà Nội và năm 2003 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Ngay sau đó, với kết quả học tập xuất sắc, chị đã nhận được học bổng sau tiến sĩ tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử Pháp. Những năm tháng du học, được tiếp cận với nhiều vấn đề khoa học, những đề tài thú vị và có giá trị trong đời sống, niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong chị chợt thức dậy. Hình như đến lúc đó, khát vọng nghiên cứu khoa học vốn tiềm ẩn trong chị mới bùng cháy.

Kết quả nghiên cứu và năng lực làm việc nổi trội của TS. Hà Phương Thư đã khiến chị “lọt mắt xanh” của nhiều công ty ở nước ngoài, để chị nhận được nhiều lời mời làm việc cùng mức lương hấp dẫn trong những môi trường làm việc hiện đại và một tương lai sáng.

 

                                                      
                                       TS. Hà Phương Thư.

Nhưng rất nhiều người đã ngỡ ngàng khi thấy chị từ chối những cơ hội mà bao người mơ ước không dễ có được, để trở về quê hương, với mong muốn giản dị là mang những kiến thức đã có được từ bao năm học ở xứ người, để làm những điều có ích, góp phần phát triển đất nước.

Không phải không có những day dứt khi giã từ những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều tốt lành trong tương lai, nhưng tiếng gọi từ quê hương, từ gia đình vẫn có sức hút mạnh mẽ với TS. Hà Phương Thư, nhất là chị luôn đau đáu với nền khoa học còn chưa phát triển của Việt Nam. Năm 2007, TS. Hà Phương Thư chính thức trở thành một thành viên đầy năng lực của  Viện Khoa học vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, rồi được bổ nhiệm Trưởng phòng Vật liệu Nano Y Sinh.

Làm việc trong môi trường khoa học còn nhiều thiếu thốn, TS. Hà Phương Thư đã phải cố gắng rất nhiều. Chị vượt qua những khó khăn, thử thách bằng tình yêu khoa học, bằng niềm say mê sáng tạo để trở thành tác giả và đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

Đặc biệt, anh chị và chồng đều là bác sĩ, nên TS. Hà Phương Thư luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ tối đa trong công tác nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là việc tiếp cận nghiên cứu công nghệ Nano Y Sinh cũng như ứng dụng vào thực tế thuận lợi hơn. Trong mỗi thành công của mình, TS. Hà Phương Thư luôn cảm nhận dấu ấn rất rõ của người đàn ông “chung nhà” – TS.BS. Bùi Thúc Quang, Phó trưởng Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Khi về Viện Khoa học vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, TS. Hà Phương Thư mới bắt đầu làm quen với công nghệ Nano, nhưng chỉ 3 năm sau, năm 2010, chị đã có công bố quốc tế đầu tiên về lĩnh vực Nano Y Sinh và đến nay, chị  đã làm nên một điều kỳ diệu: có 29 công bố quốc tế về lĩnh vực này.

Chị còn làm chủ nhiệm đề tài cấp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Nafosted, đề tài nhà nước. Chạm tuổi 40, TS. Hà Phương Thư đã khẳng định mình bằng Giải thưởng L’Oreal UNESCO và sau đó là Giải “Ngày Phụ nữ sáng tạo” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

… chuyên tâm với cây cỏ Việt

Khi TS. Hà Phương Thư  quay về Việt Nam cũng là lúc công nghệ Nano do Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đề xuất mới được đưa vào nghiên cứu ở Viện Khoa học vật liệu. Vì thế, chị cũng bắt đầu làm quen với công nghệ này dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Nguyệt.

Nhưng con đường nghiên cứu khoa học luôn đầy rẫy thử thách. Công nghệ Nano là lĩnh vực hoàn toàn mới cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới, đặc biệt là ứng dụng trong y sinh. Với hướng đi mới, Viện Khoa học vật liệu đã thành lập Phòng Vật liệu Nano Y Sinh do GS. Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng phòng, sau đó Hà Phương Thư “tiếp quản”, nên chị có cơ hội nghiên cứu về lĩnh vực này.

Cũng chính vì công nghệ Nano còn mới mẻ nên từ trang thiết bị, dụng cụ, đến con người đều thiếu. Mà, để có những người đồng hành vừa có trình độ vừa đam mê, sẵn sàng chấp nhận hy sinh cho khoa học không hề dễ dàng. Để có kinh phí nghiên cứu thì phải có đề tài để thực hiện và ý tưởng đưa ra phải độc đáo, mới thuyết phục được Hội đồng cùng những đơn vị tài trợ.

Nhưng các giải thưởng đã mang đến cho TS. Hà Phương Thư “may mắn kép”. Ths. Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, một dược sĩ luôn tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học từ cây cỏ Việt Nam đã chủ động tìm gặp chị đề nghị hợp tác sau khi xem chị phát biểu trên TV về đề tài “Quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc Nano lên tế bào ung thư”. “Cái bắt tay” đầu tiên giữa nhà khoa học nữ với Ths. Phan Văn Hiệu vào năm 2013 đã cho ra đời một số sản phẩm trong điều trị trĩ, gan, viêm họng v.v…

TS. Hà Phương Thư chia sẻ: “Sự hợp tác giữa chúng tôi tuy muộn màng, nhưng tôi có sự tin tưởng vì Ths. Phan Văn Hiệu và Nguyễn Trường Thành (Giám đốc Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI) – đã đi đúng hướng, khi chỉ “chọn mặt gửi vàng” với những nhà khoa học nghiên cứu sâu và thực sự tâm huyết, nên nghĩ ra ý tưởng gì hay tôi liền gửi cho anh Hiệu, để cùng bàn bạc, trao đổi. Sau đó, anh Hiệu đã gợi ý cho tôi bài thuốc Hắc hoàng kỳ phương của Tây Tạng từ củ nghệ và tam thất”.

Điều này rất hợp với tư duy của TS. Hà Phương Thư. Bởi thời gian học ở Nhật và Pháp, chị thấy họ rất coi trọng thực phẩm chức năng từ thiên nhiên và ăn uống rất tinh. Còn Việt Nam có nhiều loại cây cỏ, nhiều bài thuốc hay trong y học cổ truyền, nhưng khi sử dụng thường phải nấu cao, sắc thuốc hoặc ngâm rượu nên hiệu quả không cao do các dược chất ít tan, hấp thu kém.

Ví như củ nghệ có hoạt chất Curcumin và tam thất có hoạt chất Saponin có thể hỗ trợ tốt trong việc nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu, nhưng lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường ít hiệu quả, vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất không cao. Do đó, chị đã hướng đến việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Nano nhằm đưa Curcumin từ đặc điểm khó tan thành những chất tan tốt trong nước bằng Phức hệ Nano FGC.

Có ý tưởng rồi nhưng việc thuyết phục Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đồng ý đầu tư làm sản phẩm này không dễ. Vì theo Ths. Phan Văn Hiệu, để sản xuất một sản phẩm mới có vô vàn thách thức.

Nhiều nhà khoa học công bố nghiên cứu nhưng không thể biến thành sản phẩm sản xuất đại trà được, vì khi nâng quy mô từ sản xuất thí nghiệm lên quy mô sản xuất thử nghiệm, rồi quy mô sản xuất công nghiệp là chất lượng bị thay đổi, trong khi yêu cầu đòi hỏi chất lượng phải ổn định và giá thành giảm.

Cũng vì thế, đã có nhiều nhà khoa học có kết quả nghiên cứu rất tốt, nhưng không thể sản xuất được hoặc sản xuất ra chất lượng không như báo cáo. Đó chính là khó khăn rất lớn của công tác nghiên cứu khoa học.

Nhưng TS. Hà Phương Thư không dễ bỏ cuộc, mà quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình. Với thế mạnh của chị là nghiên cứu cơ bản rất thành công, chị đã đưa hàng chục công trình được công bố quốc tế ra “chinh phục” bằng được Ths. Phan Văn Hiệu – người tốt nghiệp loại giỏi của Trường Đại học Dược và luôn giữ được cái tâm của người thầy thuốc, đặc biệt là luôn định hướng theo con đường khoa học để làm ra sản phẩm thuốc Việt.

Từng làm khoa học nên Ths. Phan Văn Hiệu đánh giá cao những thành công của nhà khoa học nữ và hiểu rằng, đó sẽ là nền tảng cho kết quả nghiên cứu sau này. Vì thế, anh đã tin tưởng TS. Hà Phương Thư để đồng ý đầu tư cho việc sản xuất thử nghiệm sản phẩm CumarGold Kare, đồng thời, đánh giá hiệu quả sản phẩm này được thực hiện tại Học viện Quân y. Sản phẩm Cumargold Kare dùng để nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu đã ra đời trong một hành trình kéo dài nhiều năm đầy khó khăn như thế.

PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn (Học Viện Quân y), một trong những người đã trực tiếp tiến hành thử nghiệm hoạt tính sinh học chống ung thư của sản phẩm CumarGold Kare tại Học viện Quân y gần một năm qua cho hay: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người và thử nghiệm trên chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mice) mang khối ung thư phổi người.

Kết quả cho thấy, CumarGold Kare có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư, đặc biệt trên dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư gan Hep-3B, ung thư vòm họng HTB-43. Tế bào ung thư có biểu hiện thưa thớt dần theo thời gian, hình dạng bị biến đổi, thoái hóa. Trên chuột nude mang khối ung thư phổi người, CumarGold Kare có tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỉ lệ sống sót so với nhóm chứng.

Đặc biệt nhóm chuột ung thư sử dụng kèm CumarGold Kare với hóa chất kháng ung thư (Doxorubicine) có tỉ lệ tế bào miễn dịch NK và DC cao hơn so với tất cả các nhóm khác, và bao gồm cả nhóm chứng, chứng tỏ CumarGold Kare có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu”.

Từ tình thương những người bệnh ung thư

Vì sao chị lại dành nhiều ưu ái cho việc nghiên cứu công nghệ để nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu là câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra với nhà khoa học trẻ. TS. Hà Phương Thư  tâm sự: Gia đình có nhiều người làm thầy thuốc, nên chị luôn mong muốn làm gì đó để giúp đỡ cho những người bệnh, nhất là bệnh nhân ung thư.

Bởi mỗi năm Việt Nam có gần 200.000 người mắc ung thư và trên 100.000 người tử vong do bệnh này. Số mắc và tử vong vẫn ngày càng tăng, trong khi chi phí điều trị lại cao, còn mức sống người dân lại thấp.

Riêng năm 2013, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã phải chi trả chi phí điều trị ung thư tới 160 triệu USD, nên năm 2015, Bộ Y tế phải cắt giảm chi trả BHYT đối với 28 thuốc điều trị ung thư từ 50 – 100% xuống còn 30 – 50%. Vì thế, TS. Hà Phương Thư luôn trăn trở là tìm giải pháp cho việc phòng và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu với các tiêu chí: Giảm tỉ lệ mắc, hỗ trợ hiệu quả cho điều trị với giá thành thấp.

TS. Hà Phương Thư chia sẻ: Căn bệnh ung thư hằn sâu trong ký ức tôi nỗi sợ hãi khi phải chứng kiến người bệnh tiều tụy ra đi chỉ sau một thời gian ngắn ngủi. Đó không chỉ là nỗi đau thể xác, tinh thần của người bệnh mà còn là cuộc chiến về ý chí, nghị lực và kinh tế của cả gia đình. Đó cũng là điều thôi thúc tôi ngày đêm nghiên cứu trong suốt quãng thời gian học tập, làm việc tại Pháp, Nhật với mong muốn mang công nghệ hiện đại tạo ra một sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư thương hiệu Việt.

Khát vọng đó đã là động lực để TS. Hà Phương Thư tập trung nghiên cứu đề tài “Quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc Nano lên tế bào ung thư”.

Giá trị của công trình này đã được Hội đồng khoa học quốc gia Loreal- UNESCO “Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học” đánh giá cao dựa trên tính hiện đại và tính khoa học. Đánh giá về đề án này, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhấn mạnh: “Tôi rất mừng vì các nhà khoa học trẻ trong nước đã tiếp cận được với hướng nghiên cứu này. Khi được áp dụng vào thực tế sẽ mang lại những hiệu quả rất cao”.

Những dự cảm của Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã đúng. Chỉ sau vài năm, ngày 11-10 vừa qua, chính ông lại có mặt trong buổi công bố “Ứng dụng công nghệ Nano chế tạo Phức hệ Nano FGC” của TS. Hà Phương Thư cùng với sự ra đời của sản phẩm Cumargold Kare bằng tất cả tâm huyết, tình cảm và trăn trở của nhà khoa học nữ dành cho bệnh nhân ung thư.

Đây là một bước đi mới trong lĩnh vực hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung bướu ở Việt Nam và đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh mỗi năm Việt Nam số người mắc và tử vong do ung thư đang ngày một tăng.

Trong ngày Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chính thức ký kết chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC trong dự phòng và hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung bướu cho Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, TS. Hà Phương Thư xúc động: Nếu không có sự hợp tác tích cực của Ths. Phan Văn Hiệu để biến khát vọng của tôi thành hiện thực, thì mãi mãi tôi sẽ không làm ra được sản phẩm gì, mà chỉ dừng ở nghiên cứu cơ bản.

Theo: Thanh Hằng (Báo Công An Nhân Dân)

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/Nha-khoa-hoc-tre-Ha-Phuong-Thu-va-cong-trinh-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-413284/

Chân dung nữ tiến sĩ chế tạo thành công CumarGold Kare dành cho bệnh nhân ung bướu

Với quyết tâm chế tạo sản phẩm giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ độc tính hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu thương hiệu Việt từ nguồn thảo dược trong nước để giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ gánh nặng cho bệnh nhân ung bướu, TS Hà Phương Thư đã quyết định về nước sau nhiều năm nghiên cứu tại viện Công nghệ Tokyo Nhật Bản và Trung tâm Năng lượng nguyên tử CEA của Pháp.

“Làm khoa học là phải hướng đến cộng đồng”

Đến Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, không khó để tìm gặp TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu. Ở đây chị được gọi với cái tên trìu mến “Thư nano”, một phần vì chị đang giữ chức Trưởng phòng Nano Y sinh, phần vì suốt quãng thời gian làm công tác nghiên cứu, chị đều dành để nghiên cứu về công nghệ nano.

Một góc làm việc nhỏ, trên bàn là các tài liệu nghiên cứu để ngay ngắn cùng tấm bằng học bổng quốc gia Loreal- UNESCO Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học cho đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư” luôn được chị lau chùi cẩn thận.

Chị chia sẻ: “Tôi quyết định về Việt Nam vì thấy công nghệ nano ở nước ta còn khá mới mẻ, với nguồn dược liệu phong phú, mà chỉ dùng dưới dạng thô thì không thể phát huy hết công dụng. Hơn nữa, người Việt Nam bây giờ ung thư nhiều quá”.

Nói rồi, chị ngồi xuống kể cho tôi nghe về những câu chuyện của người thân, bạn bè, những người đã, đang sống chung với bản án tử hình ung thư với đôi mắt đau đáu, đôi bàn tay đan chặt.

“Tôi có một người bạn thân là nhà báo, đang độ tuổi đẹp nhất, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc, rồi bỗng nhiên nhận tin dữ ung thư vú di căn xương. Tôi đã thấy không biết bao nhiêu giọt nước mắt, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của bạn, thậm chí của cả gia đình trên con đường giành giật lại sự sống từ tay tử thần đầy gian truân.

Thế rồi tôi luôn tự hỏi mình phải làm gì từ công nghệ nano, làm gì để giúp đỡ những bệnh nhân ung thư đang khao khát sống như bạn tôi, và hàng hàng bệnh nhân ung thư khác?”

Những câu hỏi đó luôn thôi thúc nữ tiến sỹ trẻ tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều công trình khoa học xuất sắc, hướng tới cộng đồng, trong đó phải kể đến đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư” được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới.

Đề án này xuất phát từ ý tưởng mới là sử dụng các vật liệu kích thước nano làm phương tiện mang, tạo thành phức hệ Nano đa chức năng, kết hợp nhiều hoạt chất nhằm hiệp đồng tác dụng, tăng hiệu quả tác động đối với tế bào ung thư, tập trung vào vị trí khối u, tránh tác động đến tế bào lành.

Lễ trao học bổng nghiên cứu khoa học Unesco 2012. TS Hà Phương Thư (ở giữa)

Làm khoa học đã khó, phụ nữ làm khoa học lại càng khó hơn. Chị tâm sự: “Phụ nữ làm khoa học vất vả lắm, nhưng tôi muốn làm và sẽ làm đến cùng, vì con đường tôi lựa chọn thật sự ý nghĩa. Tôi cũng muốn chứng minh rằng, khoa học không phải là một ngành nghề khô khan, tôi vẫn làm khoa học với cái đầu lạnh và một trái tim nóng, một trái tim luôn hướng tới cộng đồng”.

CumarGold Kare – Món quà ý nghĩa dành tặng cho bệnh nhân Ung bướu

Với mong muốn ứng dụng kết quả đề tài vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sau nhiều năm nghiên cứu, TS Hà Phương Thư, cùng Viện Khoa học vật liệu đã ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC cho công ty Dược mỹ Phẩm CVI trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP. Hà Nội tại Techmart Hà Nội 2016 để sản xuất thành viên nang cứng CumarGold Kare, sản phẩm dành cho bệnh nhân Ung bướu mang thương hiệu Việt.

Thuốc điều trị ung thư

Ngày 11/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC dùng trong phòng và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ độc tính hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu”, đánh dấu bước phát triển mới của nền khoa học nước nhà khi chế tạo thành công hệ dẫn gồm 3 chất Curcumin, Fucoidan, Notoginseng ở kích thước nano.

TS Hà Phương Thư không giấu nổi xúc động “Tôi tự hào khi những thành quả của mình đã bước đầu được ứng dụng vào thực tiễn thành sản phẩm CumarGold Kare. Điểm khác biệt của Phức hệ Nano FGC là sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam: tam thất, nghệ vàng và rong biển, giúp cải thiện độ tan, bảo vệ hoạt chất khỏi những rào cản sinh học, tăng sinh khả dụng, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua hai cơ chế hướng đích: thụ động và chủ động”.

Curcumin (nghệ) được nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời hai loại chất có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (rong/tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (tam thất).

Theo TS. Hà Phương Thư, lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất thấp. Do đó, việc sử dụng phức hệ Nano FGC sẽ mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ Curcumin, Fucoidan và tam thất thường.

TS Hà Phương Thư (đứng ngoài cùng bên trái) chứng kiến lễ ký kết chuyển giao Phức hệ Nano FGC

TS.BS Hồ Anh Sơn (Học Viện Quân y), một trong những người đã trực tiếp tiến hành thử nghiệm hoạt tính sinh học chống ung thư của sản phẩm CumarGold Kare tại Học viện Quân y gần một năm qua cho hay: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người và thử nghiệm trên chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mice) mang khối ung thư phổi người.

Kết quả cho thấy, CumarGold Kare có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư, đặc biệt trên dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư gan Hep-3B, ung thư vòm họng HTB-43. Tế bào ung thư có biểu hiện thưa thớt dần theo thời gian, hình dạng bị biến đổi, thoái hóa. Trên chuột nude mang khối ung thư phổi người, CumarGold Kare có tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỉ lệ sống sót so với nhóm chứng.

Đặc biệt nhóm chuột ung thư sử dụng kèm CumarGold Kare với hóa chất kháng ung thư (Doxorubicine) có tỉ lệ tế bào miễn dịch NK và DC cao hơn so với tất cả các nhóm khác, và bao gồm cả nhóm chứng, chứng tỏ CumarGold Kare có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu“.

Công nghệ nano tuy còn khá mới ở Việt Nam, nhưng đã thể hiện vai trò quan trọng trong lĩnh vực y dược học, nhằm phát triển các dược liệu quý trong nước theo phương thức hoàn toàn mới, kết tinh y dược học cổ truyền với công nghệ hiện đại.

TS Hà Phương Thư tâm sự: “Sau tròn 10 năm dồn hết tâm huyết và sự kỳ vọng, tôi cũng nhìn thấy những thành quả của mình được đền đáp xứng đáng. Hy vọng CumarGold Kare sẽ là món quà sức khỏe ý nghĩa để chung tay cùng cộng đồng xoa dịu nỗi đau ung thư”.

Hà Hoa

Xem thêm: Cuộc đời, sự nghiệp và những giải thưởng đạt được của Tiến Sĩ Hà Phương Thư

8 BƯỚC KIỂM TRA ĐƠN GIẢN PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ

Ung thư vú là loại bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) được phát hiện trong các mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan sang các mô, cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.

Mức độ phổ biến của ung thư vú?

Ung thư vú gần như rất hiếm gặp ở nam giới nhưng là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo Bộ Y tế, cứ 10 phụ nữ Việt thì một người có nguy cơ bị ung thư vú, tỷ lệ được xem là quá cao. Trong đó, chỉ có 39,6% người bệnh được phát hiện trong giai đoạn sớm, có tới 60,4% bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh nền y tế nước nhà chưa có nhiều đột phá trong việc điều trị ung thư.

utv

Nguyên Nhân ung thư vú?

Các yếu tố gây ra bệnh ung thư vú hiện nay chưa rõ ràng. Một số yếu tố như tiền sử gia đình bị ung thư vú, bắt đầu có kinh nguyệt sớm hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Vì nguyên nhân ung thư vú vẫn xác định, nên bất kỳ cũng đều có nguy cơ, đặc biệt là khi chúng ta đang ở độ tuổi 40 trở lên.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

 

0001

Tử thần ung thư: Xin đừng để nỗi đau thêm dài

Với tình hình ô nhiễm môi trường sống, thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, không khó để hiểu vì sao Việt Nam đang xếp top những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất. Từng ngày trôi qua, trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta có tới 205 người tử vong vì căn bệnh quái ác. Đồng nghĩa rằng cứ mỗi giờ có khoảng 8,5 người Việt vĩnh viễn nói lời tạm biệt với cuộc sống và để lại bao đau đớn cho người thân, bạn bè. Nhưng nỗi đau đâu chỉ có vậy khi từng ngày trôi qua cũng có rất nhiều người phát hiện mình đã nằm trong danh sách của tử thần ung thư.

chua-ung-thu

Khí hậu vẫn đang biến đổi ngày một ác liệt, hàng nghìn ống khói từ các nhà máy công nghiệp vẫn đang chăm chỉ hoạt động hết công suất. Cùng với đó, những thực phẩm thiết yếu của con người thì lại đang bị vấy bẩn bởi những kẻ đang tâm bán mình cho đồng tiền mà làm hại đồng bào mình. Thực tại quá phũ phàng mà chúng ta không thể phủ nhận bất chấp kinh tế Việt Nam đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều, bất chấp đời sống chúng ta đang ngày càng tiện nghi hơn.

o-nhiem-moi-truong-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-ung-thu

Nhưng tiện nghi, giàu đẹp để mà làm gì khi mà hóa chất tung hoành khắp nơi khắp chốn để dọn đường cho ung thư tiến bước không thể cản phá. Và tất nhiên, người dân sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Chúng ta không cần phải nhắc lại rằng ung thư khủng khiếp như thế nào đối với cả người mắc bệnh và gia đình bởi nó quá rõ ràng. Nếu không có giải pháp nào mạnh mẽ được triển khai, Việt Nam bị “thất thủ” trước ung thư chỉ là điều sớm muộn mà thôi.

thực phẩm bẩn cũng gây ung thư

Tuy được gọi là tử thần nhưng “ung thư không đồng nghĩa với cái chết”. Đó là lời trấn an của bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, chuyên gia y học uy tín trong ngày y tế chia sẻ với người dân. Ung thư hoàn toàn có thể bị đánh bại nếu được phát hiện kịp thời, người dân chịu khó tầm soát ung thư khi phát hiện có những dấu hiệu lạ xuất hiện trên cơ thể. Quan trọng nhất là đủ tiền và sức khỏe để điều trị.

Trước nỗi đau của dân tộc, các nhà khoa học đã không thể làm ngơ đứng ngoài cuộc. Tin vui xuất hiện, họ lần đầu tiên đã tạo ra được 1 đột phá lớn trong việc phòng ngừa và hỗ trợ nâng cao hiệu quả các liệu pháp điều trị ung bướu với sản phẩm Cumargold Kare.

cumargold kare

Được chiết xuất từ các dược chất tự nhiên có tác dụng kháng ung thư mạnh mẽ bao gồm tam thất, nghệ và rong biển. Đặc biệt hoạt chất Curcumin từ nghệ có trong Cumargold Kare được chiết xuất dưới dạng nano có tác dụng thẩm thấu và tác động cực cao sẽ là thành phần chính tạo nên sức mạnh đẩy lùi ung thư của Cumargold Kare. Đó là còn chưa kể khi kết hợp với 2 loại chất mang có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (rong/tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (tam thất) Curcumin sẽ có thể được hấp thụ tối đa, tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa.

Để hiểu rõ hơn về công dụng của CumargoldKare chúng ta hãy cùng nghe chia sẻ của tiến sĩ Hà Phương Thu, một trong những nhà khoa học tiên phong trong công nghệ phức hệ nano FGC được ứng dụng trong Cumargold Kare, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam:

“Những bệnh nhân ung thư bị hoá-xạ trị thường bị chán ăn, thậm chí sợ ăn, dẫn đến suy kiệt nhanh chóng, cộng thêm những đau đớn, sợ hãi trong việc điều trị khiến bệnh nhân không đủ sức khỏe để theo hết quá trình điều trị.

Nhưng với những thử nghiệm đã cho thấy, người bệnh sau khi dùng CumarGold Kare đều có cảm giác muốn ăn, từ đó nâng cao thể trạng do tam thất, nghệ, tảo là các chất dinh dưỡng bổ máu, giảm thiểu tác dụng phụ do hóa –xạ trị gây ra như thiếu máu, mất ngủ, chán ăn..”.

Những ai hay theo dõi TV, báo đài chắc hẳn cũng nhận ra sản phẩm này đang được tuyên truyền mạnh mẽ như 1 ná chắn hữu hiệu bảo vệ người Việt khỏi ung thư. Cho đến khi tình hình ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn thuyên giảm đi, chúng ta nhất thiết cần phải áp dụng những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. CumargoldKare là lựa chọn mà bạn rất nên cân nhắc. Vậy thì đừng chần chừ gì nữa vì sức khỏe là vô giá.

>> Phức hệ Nano FGC – Đột phá của các nhà khoa học Việt, chuyên biệt cho ung thư

Phát động chiến dịch “Tầm soát ngay khi sang tuổi 40”

10.000 chị em phụ nữ ở độ tuổi từ 35 đến 40 sẽ được tham gia khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú miễn phí, trong khuôn khổ Chương trình hành động phòng, chống ung thư vú năm 2016 với chủ đề “Tầm soát ung thư ngay khi bạn 40+” chính thức khởi động giai đoạn 1 vào sáng 14/10 tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

1
GS.TS Nguyễn Thanh Long, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên cắt băng phát động chiến dịch “Tầm soát ngay khi sang tuổi 40”

Hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ung thư vú, đồng thời nhân kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú năm 2016 đã được tổ chức vào ngày 14/10 với chủ đề chính là “Tầm soát ung thư ngay khi  bạn 40”. Chương trình do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư –

Ngày mai tươi sáng và Công ty Dược Mỹ phẩm CVI tổ chức tại Hội trường Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Hà Nội. Tham dự sự kiện có GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ Trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ Trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày Mai Tươi Sáng; PGS.TS Trần Văn Thuấn, GD Bệnh viện K, Phó Chủ tịch kiêm GD Quỹ Ngày Mai Tươi Sáng, các cơ quan thông tấn báo chí, các nghệ sỹ: NSND Lê Khanh, NSUT Trọng Trinh, NSUT Thu Hà, diễn viên Kiều Anh, Việt Anh, Mạnh Trường…

2-1
Sự kiện thu hút được sự quan tâm lớn của chị em phụ nữ

NSUT Trọng Trinh cho rằng, việc tầm soát ung thư không chỉ là việc quan trọng đối với phụ nữ mà cánh mày râu cũng cần phải quan tâm để nắm được thông tin, bảo vệ những người phụ nữ của mình.

3-2
Các nghệ sỹ lần lượt chia sẻ thông điệp của mình nhân ngày lễ phát động chiến dịch “Tầm soát ngay khi sang tuổi 40”

Trên thế giới, ung thư vú là loại ung thư thường gặp đứng thứ hai, với hơn một triệu ca được phát hiện mỗi năm. Tại Việt Nam, theo các trung tâm ghi nhận ung thư thì con số này đang ngày càng tăng cao, ước tính sẽ lên đến 22.612 ca vào năm 2020. Có nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư vú như: Tuổi, tiền sử sinh đẻ, yếu tố gen…nhưng dễ xác định nhất vẫn là yếu tố về nhóm tuổi. Các báo cáo từ ghi nhận ung thư toàn cầu cũng như ở Việt Nam cho thấy, nhóm trên 40 tuổi có số ca mắc ung thư vú cao hơn hẳn so với phụ nữ dưới 40 tuổi. Theo báo cáo năm 2015 của Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, khi thực hiện khám sàng lọc cho hơn 12.000 phụ nữ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện kịp thời 5 bệnh nhân ung thư và 76 trường hợp nghi ngờ ung thư. Tiếp nối thành công đó, cũng là để giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong phòng và sớm phát hiện bệnh, chiến dịch khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú năm 2016 được tổ chức, chia thành hai giai đoạn, thực hiện khám sàng lọc cho 20.000 chị em phụ nữ tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

4-1
Ngay sau lễ phát động, hàng trăm phụ nữ đã đăng ký tham gia khám sàng lọc tại Bộ Y tế

Theo đó, giai đoạn 1 được tổ chức vào tháng 10/2016 sẽ khám sàng lọc cho 10.000 chị em, đồng thời chụp nhũ ảnh miễn phí cho những phụ nữ có dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú. Giai đoạn 2 sẽ diễn ra vào tháng 3/2017. Đối tượng tham gia bao gồm các chị em phụ nữ từ 40 tuổi trở lên hoặc các chị em phụ nữ từ 35 tuổi nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái đã mắc bệnh. Với sự tiến bộ của các giải pháp điều trị, ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có thể điều trị được nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Trong những năm qua, các nhà khoa học trong nước đã bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra phương pháp nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa xạ trị và đặc biệt là ngăn ngừa ung thư.

Cũng trong tháng 10, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC trong dự phòng và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu thành sản phẩm CumarGold Kare cho Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI. Sản phẩm này đã được thí nghiệm tác dụng kháng ung thư trên chuột Nude tại Học viện Quân y do nhóm PGS.TS Nguyễn Lĩnh Toàn thực hiện, mang lại nhiều kết quả khả quan trong dự phòng và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu từ 3 dược liệu quý nghệ vàng, tam thất, rong nâu.

5-1
Lễ ký kết chuyển giao phức hệ Nano FGC giữa Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI

Tháng 10 là dịp để xã hội quan tâm, chia sẻ hơn nữa với những phụ nữ không may mắn mắc bệnh ung thư, đồng thời truyền tải các thông điệp về phòng chống ung thư tới cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú, giúp chị em phụ nữ chủ động hơn để có giải pháp điều trị kịp thời.

Hà Hoa

Việt Nam chế tạo thành công chất dẫn Nano FGC cho bệnh nhân ung bướu

Sáng 11/10, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo khoa học công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo Phức hệ Nano FGC, là chất dẫn hiệu quả cho các hoạt chất dùng trong dự phòng và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu
_mg_9872

_mg_9851

Hình ảnh tại Lễ công bố. Ảnh: TTXVN

Tại Hội thảo, TS. Hà Phương Thư, Trưởng phòng Nano Y sinh-Viện Khoa học Vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho biết, lâu nay, việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin trong nghệ khó tan, hấp thu kém còn hàm lượng Notoginseng trong tam thất thấp.

Do đó, bà cùng cộng sự đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nano nhằm đưa Curcumin từ đặc điểm khó tan thành những chất tan tốt trong nước bằng Phức hệ nano FGC: Nano (Fucoidan-Curcumin-Ginseng) để chế tạo thành sản phẩm CumarGold Kare dùng trong phòng ngừa và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu

Khi đó, Curcumin (nghệ) được nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời 2 loại chất có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (rong/tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (tam thất), giúp kiểm soát tốt quá trình giải phóng hoạt chất, hỗ trợ hấp thu tối đa Curcumin.

Theo GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn dược lý, Đại học Y Hà Nội, 3 hoạt chất Curcumin (Nghệ), Fucoidan (Rong nâu), NotoGinseng (Tam thất) là những chất chống oxi hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do để dự phòng và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu. Ba chất này khi dùng trong cùng một phức hệ sẽ phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng riêng lẻ.

Điểm đột phá của Phức hệ Nano FGC nói trên là việc sử dụng toàn bộ nguyên liệu là hợp chất từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam.

Theo TS. Thư, Phức hệ Nano FGC đã cải thiện độ tan, tối ưu khả năng bao gói, bảo vệ dược chất khỏi những rào cản sinh học, nâng cao thời gian lưu thông trong hệ tuần hoàn, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua 2 cơ chế hướng đích: Thụ động và chủ động.

Công nghệ nano tuy còn khá mới ở Việt Nam, nhưng đã thể hiện vai trò quan trọng trong lĩnh vực y dược học.

Thúy Hà-Anh Thơ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.