Tác giả: Sup-Team

Những tâm sự cảm động của bệnh nhân ung thư

Một số tâm sự của bệnh nhân ung thư và người nhà

Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ thế nào nếu bị ung thư? Nếu người thân mắc ung thư bạn sẽ làm gì để giúp họ đấu tranh với bệnh tật? Hãy cùng đọc và cảm nhận những chia sẻ sau đây của chính những người trong cuộc để có được nhận thức đúng đắn và vững tin hơn khi đối mặt với căn bệnh này.

*   Chị Nguyễn Thị Khánh Thương (32 tuổi, bệnh nhân ung thư vú):

“Khi đã có ung thư, bạn không thể chiến đấu một mình được. Người bệnh và người thân rất cần biết họ đang ở đâu trên hành trình ung thư của mình”.

*   Anh Nguyễn Đình Hoàng (chồng của một bệnh nhân ung thư vú):

“Thuốc men hay những phương pháp y học chỉ là phụ.

Phần lớn nhất là tinh thần của người bệnh. Tôi nghĩ đây là lúc tôi còn ở bên để chia sẻ gánh nặng bệnh tật cùng với cô ấy.”

*   Một bệnh nhân có nick là “Hổ đói” chia sẻ trên diễn đàn Thanh niên xa mẹ

“Có 1 thứ tối quan trọng giúp ta đối mặt ung thư 1 cách xuất sắc nhất: tinh thần, ở đây, nếu bệnh nhân ung thư được đối xử như “người không bệnh”, cơ may sống sót của anh ta được tăng theo cấp số nhân. Ví dụ: sau này quay lại làm việc, mọi thành viên của công ty anh không coi anh là bệnh nhân, không thương hại, đối xử như trước đây, làm việc đúng mức, tranh luận thẳng thắn, giúp anh không có một chút lăn tăn nào rằng mình là bệnh nhân, anh ta sẽ sống rất lâu”.

roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-mach-mau-nao-1-500x332

*   Anh Richard Teo Keng Siang (42 tuổi, là một bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore):

“Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi;’ khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra.

Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua. Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi.”

*   Anh Phạm Vũ Hiệp (Long Biên – Hà Nội, bệnh nhân ung thư ruột):

“Tối nào tôi cũng nuốt nước mắt một mình trên giường bệnh, dù ngoài mặt vẫn tỏ ra như không có gì… Tiếp đó là những chuỗi ngày đau đớn, hầu như tôi không thể nằm được trên giường. 10 ngày sau đó ngủ, ngồi, trằn trọc suy nghĩ, lầm lì không nói với bất kỳ ai, chỉ u u ơ ơ nói chuyện với con gái nhỏ và nước mắt thì lưng tròng, rồi lại gạt nước mắt khi người thân đâu đó xuất hiện và đến gần.

Đêm về thì thao thức trắng đêm, ngày thì li bì trong giấc ngủ, nhắm mắt đấy nhưng nào có ngủ được tí nào đâu… Tôi thương vợ, thương gia đình và nhất là con gái bé bỏng chưa đầy 1 tuổi. Chính những ngày ấy, tôi vực lại suy nghĩ của mình, đặt mục tiêu sống tích cực, vì mình và vì những người thân yêu (…)

Tinh thần thoải mái lúc này là liều thuốc quan trọng nhất. Nếu sợ bệnh thì bệnh càng tới, nếu không sợ hãi thì bệnh sẽ dần lui. Ung thư không phải là căn bệnh quá khủng khiếp như mọi người vẫn nghĩ, phải dũng cảm chiến đấu với nó để giành lại sự sống. Ai cũng một lần phải chết, nên khi còn sống hãy sống có giá trị và sống vui vẻ.”

* Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Cúc (bệnh nhân ung thư vú):

“Một khi còn tồn tại trên cõi đời này, đừng bao giờ nghĩ cuộc đời mình đã khép lại, dù bị biến cố nghiêm trọng gì cũng không đặt dấu chấm với cuộc sống.”

*   Lê Thanh Hà (35 tuổi, bệnh nhân ung thư vú):

“Mình thấy bi quan lắm vì mình sợ nhất là sống dựa, sống mà phải làm phiền người khác, làm gánh nặng cho mọi người. Đó là điều mình sợ nhất! (…)

Bây giờ nhìn lại mình thấy mình đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Đến thời điểm này, mình nghĩ rằng khi sống 30 năm, 40 năm hay 10 năm cũng chẳng quan trọng, sống đến 70 tuổi có khi vẫn đau buồn, bởi vì trong cuộc đời mình đã không làm được những gì mình muốn. Cho nên mình nghĩ giá trị cuộc sống của mình không phải là mình sống được càng lâu càng tốt mà là mình có thể làm được những điều mình muốn, mình có hạnh phúc không?

Cái này phải nói là cái tích cực của bệnh tật. Nếu mà không có cú sốc của bệnh tật thi suy nghĩ của mình nó sẽ theo chiều hướng khác. Năm mình bị bệnh là 24 tuổi, lúc đó mình coi trọng nhất là công việc, gia đình thì mình coi nhẹ hơn. Bố mẹ nuôi mình lớn, mình học ra trường rồi mình đi thôi… mình rất ít khi ngoái lại nhìn xem bố mẹ mình như thế nào, gia đình mình ra làm sao?

Sau những năm trải nghiệm với bệnh tật, mình có đủ khoảng dừng, khoảng chờ để thẩm thấu tất cả mọi sự thay đổi về cuộc sống, những biến động về tâm lý. Mình thấy, mình yêu quý mọi người xung quanh hơn… Mình nhìn mọi người cởi mở hơn nhiều, đặc biệt là với người thân: bố mẹ, anh chị em, bạn bè. Mình cởi mở hơn, hòa đọng với mọi người, với tập thể thì mình thấy mọi việc tốt hơn, mình nhìn mọi thứ theo hướng tích cực hơn nhiều.”

bi-quyet-de-co-giac-ngu-ngon

*   Một bạn có chị gái mắc bệnh ung thư chia sẻ:

“Thời điểm ở bệnh viện K, thời gian đi khám xét nghiệm, ai cũng hỏi chị Thương 1 câu là: đã có chòng chưa? Còn trẻ thế mà, tại vì mọi người nghĩ rằng độ tuổi mắc ung thư vú phải là độ tuổi trụng niên, hoặc đã có gia đình. Các bác sĩ đều hỏi chung một câu là. “Đã có gia đình chưa” thì chị Thương trả lời là “mới đính hôn”.

Câu hỏi tiếp theo là: “thế nó biết nó có bỏ không”? Gặp bất kì ai, bất kì người nào không phải là bác sĩ cũng hỏi câu tương tự như thế. Mình là người đi cùng chị, mình nghe những câu hỏi đó mình cũng thấy nhói tim đau. Nhưng sau đó, cách mà anh rể tôi hỗ trợ bên cạnh, những cái mà anh hành động chính là cách anh ấy trả lời cho cậu hỏi đó… Khi biết tình trạng bệnh của chị tôi, anh vẫn quyết định kề vai sát cánh với chị. Anh nói “không hề có điều gì sẽ làm thay đổi quyết định về ngày tổ chức lễ cưới”.

Anh rể tôi là người nước ngoài, chế độ ăn rất nhiều thịt, rất nhiều dầu mơ, bơ đường. Nhưng khi anh quyết định bỏ việc bên úc về Việt Nam cùng sống với chị gái tôi, anh thay đổi hoàn toàn về giờ giấc, về thói quen ăn uống. Đây là một trong những điều hỗ trợ tinh thần cho chị gái tôi lớn nhất. Với bệnh nhân ung thư, có được những người thân là người hiểu biết, có thể thay đổi lối sống để cùng họ đồng hành đấu tranh với ung thư thì đó giống như là một liều thuốc tinh thần được trợ thêm cho mũi tiêm họ đang phải điều trị, xạ trị ở bệnh viện.

Những vần thơ tôi làm tuy không hay lắm nhưng qua ánh mắt của mọi người tôi thấy họ thích, điều đó làm cho tôi phấn chấn. Thơ trở thành người bạn thân thiết giúp tôi lấy lại tinh thần, lạc quan đấu tranh chống lại bệnh tật”. Đó là những lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Tác ở thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội – một bệnh nhân đã 4 năm sống chung với căn bệnh ung thư dạng hạch di căn. Bài thơ «Cuộc sống ơi! Ta mến yêu» là món quà ông Tác viết để dành tặng các bác sĩ và nhân viên Khoa xạ đầu cổ Bệnh viện K Trung ương, đó cũng là lời chia sẻ, động viên ông gửi tới các bệnh nhân không may mắc bệnh ung thư.

Phức hệ nano FGC mở ra “kỉ nguyên mới” cho ngành y dược nước nhà

Sáng ngày 5/8/2016, tại khách sạn RiverSide, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo “Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực Y-Dược” do Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức.

GS.TSKH Dương Ngọc Hải – Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam giữ vai trò chủ tọa Hội thảo, ngoài ra sự kiện còn có sự góp mặt của PGS.TS Nguyễn Hoài Châu – Nguyên Trưởng ban Ứng dụng, triển khai Công nghệ, Viện HLKHCNVN, các nhà khoa học đến từ Viện Vật lý, Viện Khoa học Vật liệu, các trung tâm nghiên cứu trên cả nước…
GS.TSKH Dương Ngọc Hải phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, 6 đề tài lớn lần lượt tham gia báo cáo bao gồm:

“Các sản phẩm thiên nhiên & Công nghệ chế biến trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” của TS Trần Quốc Toàn – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

“Bảo tồn và phát triển các cây dược liệu tỉnh Quảng Nam – Thực trạng và giải pháp” của bà Phan Thị Á Kim – GĐ Sở KH&CN Quảng Nam

“Công nghệ Nano – Nâng tầm giá trị dược liệu Việt” của bà Lê Phương Dung – GĐ Marketing Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI

“Bàn rửa khử trùng và máy làm sạch không khí dùng trong bệnh viện và các cơ sở y tế” của ông Trần Mạnh Hải, viện Công nghệ môi trường

“Máy phát tia Plasma lạnh, hỗ trợ điều trị vết thương” của TS Đỗ Hoàng Tùng, Viện Vật lý

“Công nghệ chia sẻ hình ảnh dữ liệu đa khoa” của Ths. Đào Văn Tuyết, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia.

Trong đó đề tài “Công nghệ Nano – Nâng tầm giá trị dược liệu Việt” do bà Lê Phương Dung trình bày nhận được sự quan tâm lớn nhất khi đề cập đến xu hướng  Nano hóa dược liệu trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Đề tài chỉ ra những rào cản trong hấp thu của các dược liệu Việt Nam như tính tan kém, kém bền khiến cho khả năng hấp thu không cao, giảm hiệu quả điều trị, khó ứng dụng trong lâm sàng; các dạng bào chế viên nang, viên nén khó phát huy được hiệu quả; nhiều hoạt chất nguồn gốc dược liệu có tác dụng dược lý tốt nhưng khó ứng dụng trên lâm sàng.
Đề tài “Công nghệ Nano – Nâng tầm giá trị dược liệu Việt” nhận được sự quan tâm lớn tại hội thảo
Bà Dung cũng chỉ ra việc “Nano hóa” chính là giải pháp tối ưu nhất, phát huy tối đa tác dụng của các dược chất ít tan, giúp tăng độ hòa tan, cải thiện sự hấp thu vào máu và tế bào, giữ ổn định nồng độ trong máu, giảm liều dùng, giảm tác dụng phụ, giải phóng dược chất có kiểm soát, có tính hướng đích, tác dụng chọn lọc. Tại sự kiện, bà Lê Phương Dung đã trình bày một đề án mới về hệ dẫn thuốc ưu Việt: Phức hệ Nano FGC được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Khoa học Vật Liệu.

[youtube_view id=”pqBsnYt9Dm0″]

Ông Lê Cảnh Hưng, Trưởng văn phòng đại diện báo Nhân đạo và đời sống vui mừng chia sẻ: “Nghe xong đề tài Nano hóa dược liệu của công ty CVI, tôi thấy “sướng” quá. Vì bản thân tôi bị đau dạ dày đa polyp đã gần chục năm nay, may nhờ được một người em giới thiệu sử dụng CumarGold, sau phẫu thuật uống đều 6 viên/ngày, giờ thì uống duy trì 2 viên để dự phòng, sau gần một năm đã thấy dễ chịu hẳn. Và tôi tin sản phẩm mới sắp ra mắt sẽ còn mang đến cho những người mắc bệnh mạn tính như tôi một lựa chọn hoàn hảo hơn nữa”.

GS.TSKH Dương Ngọc Hải đánh giá cao hướng đi của Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI khi áp dụng thành công mô hình kết hợp giữa 3 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Hướng đi này được kỳ vọng sẽ tạo được một bước đột phá lớn trong việc phát triển các dược liệu quý trong nước trước kia chỉ được sản xuất dưới dạng sản phẩm thô, giá trị thấp và hiệu quả chữa trị bệnh chưa cao, thì nay tìm được hướng đi mới là sử dụng vật liệu cấu trúc Nano, điều này khiến thuốc tới đích là các tế bào ung thư, giảm chi phí, thời gian…cho người bệnh.
Các sản phẩm CumarGold, Kem Em Bé, Decumar…được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm
Bà Lê Phương Dung tiết lộ: “Trong khoảng tháng 9 chúng tôi sẽ tung ra thị trường một sản phẩm hoàn toàn mới từ hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư với công dụng giảm thiểu tối đa tác dụng phụ trong quá trình hóa xạ trị, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Sản phẩm được kỳ vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành của bệnh nhân ung thư trên khắp cả nước trong cuộc chiến cam go giành lại sự sống”.
Trong những tháng tới, CVI sẽ tiếp tục phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức các hội thảo khoa học chuyên sâu nhằm tìm ra những dược liệu mới, ứng dụng công nghệ Nano để cho ra các sản phẩm thiết thực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Điều trị ung thư phổi

Trong điều trị ung thư, mỗi bác sĩ sẽ có một nhiệm vụ khác nhau để cũng nhau kết hợp giúp bệnh nhân có được một lộ trình điều trị hiệu quả nhất.  Nhóm y bác sĩ điều trị bao gồm cả y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân ung thư, dược sĩ, bác sĩ dinh dưỡng, bac sĩ phẫu thuật, bác sĩ xạ trị…

 

Bệnh nhân hãy cứ an tâm rằng, các y bác sĩ luôn nỗ lực tìm ra giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho bệnh nhân của mình.

Có 5 phương pháp điều trị chính:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Liệu pháp điều trị đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Mỗi lựa chọn điều trị đều được mô tả cụ thể ở phía dưới. Lựa chọn điều trị và những gợi ý phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giai đoạn ung thư, tác dụng phụ có thể xảy ra, thể trạng bệnh nhân và lựa chọn của bệnh nhân. Trong kế hoạch điều trị đã bao gồm cả việc phòng chống những tac dụng phụ. Hãy dành chút thời gian để đọc và tìm hiểu hết những lựa chọn điều trị của bạn và hãy chắc chắn rằng bạn có những câu hỏi cụ thể cho những vấn đề bạn chưa rõ.

ung-thu-phoi-singapore

Phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật khối u chịu trách nhiệm điều trị ung thư liên quan đến phẫu thuật. Đối với ung thư phổi, mục tiêu của phẫu thuật là cắt bỏ hoàn toàn khối u và những hạch lympho ở ngực. Việc phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ kèm theo việc cắt bỏ thêm một lớp mô lành xung quanh để đảm bảo khối u ung thư đã được lấy ra hoàn toàn. Rìa âm tính (negative margin) có nghĩa là khối u mà bác sĩ lấy ra khỏi cơ thế sau khi được kiểm tra và xác nhận không xuất hiện bất kì tế bào ung thư nào trên phần mô lành cắt cùng với khối u. Sau đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến:

  • Phẫu thuật cắt bỏ thùy, 2 lá phổi người có tổng cộng 5 thùy, 3 thùy phải và 2 thùy trái. Việc cắt bỏ toàn bộ thùy phổi được gọi là “Phẫu thuật cắt bỏ thùy” là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất khi khối u phổi còn nhỏ.
  • Cắt mô hình tam giác, nếu việc phẫu thuật không cắt bỏ được toàn bộ một thùy phổi, bác sĩ có thể cắt bỏ khối u kèm với lớp mô lành.
  • Segmentectomy, đây là một cách để cắt bỏ khối u trong trường hợp không thể cắt bỏ toàn bộ một thùy phổi. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần phổi nơi khối u phát triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ phổi, nếu khối u phát triển đến sát trung tâm phần ngực, bác sĩ có thể quyết định tiến hành cắt toàn bộ một lá phổi.

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật phổi phụ thuộc nhiều vào diện tích phổi bị cắt bỏ và sức khỏe của bệnh nhân trước phẫu thuật. Hãy nói với bác sĩ điều trị về những tác dụng phụ có thể xảy ra do phẫu thuật để có kế hoạch phòng tránh.

sau-mo-ung-thu-thuc-quan

Liệu pháp bổ trợ

Đây là liệu pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Liệu pháp này bao gồm cả xạ trị, hóa trị, điều trị đích hoặc liệu pháp miễn dịch. Đây là những liệu pháp nhằm giảm rủi ro sót lại những tế bào ung thư sau phẫu thuật trong cơ thể. Đây cũng là cách làm giảm nguy cơ ung thư tái phát. Cùng với việc phân giai đoạn ung thư, rất nhiều công cụ khác có khả năng giúp bác sĩ tiên lượng bệnh cũng như đưa ra được những quyết định liên quan đến liệu phương pháp bổ trợ có thực sự hiệu quả với bệnh nhân.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao, thường là tia X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp bức xạ bên ngoài là loại xạ trị phổ biến nhất, là loại xạ trị sử dụng máy chiếu xạ từ bên ngoài vào cơ thể.

Như trong phẫu thuật, xạ trị không được sử dụng trong trường hợp di căn diện rộng. Xạ trị chỉ tiêu diệt những tế bào ung thư trên đường tia xạ đi qua và trên đường tia xạ tìm đến mục tiêu, nó cũng đã tiêu diệt không ít tế bào lành. Do đó, xạ trị thường không được sử dụng để điều trị trên một khu vực rộng trong cơ thể.

Đôi khi, quét CT được sử dụng kết hợp để giúp bác sĩ xác định nên chiếu xạ vào vị trí nào để giảm tổn thương đến những mô lành nhất. Đây được gọi là kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT). Tất nhiên đây không phải là lựa chọn cho tất cả mọi người nhưng thường được sử dụng cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm hoặc lúc khối u kích thước nhỏ.

Tác dụng phụ của liệu pháp xạ trị

Bệnh nhân ung thư phổi áp dụng liệu pháp xạ trị thường gặp phải tình trạng mệt mỏi và chán ăn. Nếu xạ trị vùng cổ hoặc giữa ngực, bệnh nhân có thể xuất hiện đau họng kèm thêm khó nuốt. Bệnh nhân có thể xuất hiện kích ứng da, tương tự như bị cháy nắng, nơi mà vùng da bị chiếu xạ. Đa số những tác dụng phụ này đều biến mất nhanh chóng sau khi kết thúc xạ trị.

Xạ trị làm kích ứng hoặc gây viêm phổi, bệnh nhân có thể xuất hiện ho, sốt hoặc khó thở kéo dài đến cả tháng thậm chí cả năm sau khi kết thúc điều trị. Khoảng 15% bệnh nhân xuất hiện những tác dụng phụ trên. Nếu những tác dụng phụ biểu hiện mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể không cần phải điều trị mà tự hồi phục sau khi kết thúc điều trị. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần được tiến hành điều trị kịp thời với thuốc steroid ví dụ như prednisone.

Liệu pháp xạ trị cũng có thể gây nên những vết sẹo ở mô phổi cạnh vị trí khối u nguyên phát. Đặc biệt, vết sẹo này không gây ra bất kì biểu hiện bên ngoài nào. Tuy nhiên, những vết sẹo lớn cũng có thể gây nên tình trạng ho hoặc khó thở. Do đó, bác sĩ xạ trị sẽ rất cân nhắc để sử dụng phương pháp quét CT nhằm xác định chính xác vị trí cũng như giảm thiểu tối đa vùng mô lành bị tổn thương.

Hóa trị

 

Hóa trị là việc sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thông thường, hóa trị sẽ tác động khiến tế bào ung thư ngừng phát triển và phân chia. Phương pháp này được chứng minh là hiệu quả giúp cải thiện và làm tăng thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi ở tất cả các giai đoạn. Hóa trị sẽ được tiến hành bởi các bác sĩ nội khoa.

Hệ thống hóa chất sẽ đi vào cơ thể qua đường máu để đến tế bào ung thư. Thường thì hóa trị được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch, một số loại sẽ sử dụng theo đường uống hoặc tiêm.

Một phác đồ hóa trị thường bao gồm một số chu kì nhất định được tiến hành trên một khoảng thời gian nhất định. Những thuốc hóa trị phổ biến được sử dụng thường được kết hợp 2 đến 3 loại cùng một lúc hoặc đôi khi chỉ sử dụng duy nhất một hóa trị đơn độc. Đa số liệu pháp hóa trị đều gây nên tác dụng phụ.

Một số thuốc hóa trị phổ biến:

  • Carboplatin (Paraplatin) hoặc cisplatin (Platinol)
  • Docetaxel (Docefrez, Taxotere)
  • Gemcitabine (Gemzar)
  • Nab-paclitaxel (Abraxane)
  • Paclitaxel (Taxol)
  • Pemetrexed (Alimta)
  • Vinorelbine (Navelbine)

nhung-dau-hieu-to-benh-ung-thu-phoi

Những tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng sử dụng nhưng đa số bệnh nhân đều báo cáo những tình trạng như: Mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy. Buồn nôn và nôn thường có thể phòng tránh được, xem thêm chi tiết về cách phòng tránh buồn nôn, nôn do điều trị ung thư.

Hóa trị cũng đồng thời phá hủy nhiều tế bào thường bao gồm cả tế bào máu, tế bào da và tế bào thần kinh. Tổn thương tế bào máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, rụng tóc, loét miệng, tê bì chân tay. Do đó, bác sĩ sẽ thường xuyên kê cho bệnh nhân những thuốc liên quan đến những tác dụng phụ nêu trên. Liệu pháp hocmon cũng được sử dụng trong một số trường hợp hồng cầu hoặc bạch cầu quá thấp.

Liệu pháp điều trị đích

 

Liệu pháp điều trị đích nhắm đến mục tiêu gen ung thư, protein hoặc những mô có liên quan đến việc phát triển và sống sót của khối u. Phương pháp điều trị này ngăn chặn sự phát triển và lan tỏa của tế bào ung thư trong khi vẫn hạn chế được sự phá hủy lên những tế bào thường.

Nghiên cứu mới đây cho thấy không phải tất cả các loại ung thư đều có cùng chung một đích tác dụng. Do đó, để tìm ra liệu pháp điều trị tối ưu nhất, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm tra để xác định gen, protein hoặc những yếu tố khác trong khối u có thể dễ dàng tác động nhẩt. Đối với một số loại ung thư phổi, những protein hoạt động bất thường được tìm thấy trong rất nhiều tế bào ung thư, điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định liệu pháp điều trị nào là phù hợp nhất. Thêm vào đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định rõ hơn những phân tử đích cụ thể và khám phá ra những liệu pháp điều trị đánh trực tiếp vào những phân tử đó.

 

3 liệu pháp điều trị đích phổ biến nhất:

– Liệu pháp chống quá trình tạo mạch

– Ức chế thụ thể tăng trưởng biểu bì (EGFR)

– Thuốc tác động đến những thay đổi di truyền khác.

ta-giay-1_bdmz

Liệu pháp miễn dịch:

Liệu pháp miễn dịch được thiết kế nhằm kích thích phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư. Phương pháp này sử dụng cả những yếu tố có sẵn trong cơ thể hoặc sử dụng những yếu tố tác động từ bên ngoài để củng cố, khôi phục hoặc tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Ví dụ, con đường PD-1 đóng vai trò quan trọng làm giảm khả năng chống lại ung thư của hệ miễn dịch. Do đó, việc chặn hoặc ức chế con đường chuyển hóa này bằng kháng thể PD-1 hoặc PD-L1 có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của ung thư phổi không tế bào nhỏ.

  • Nivolumab (Opdivo) là loại thuốc đầu tiên trong nhóm này được công nhận trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
  • Pembrolizumab (Keytruda) là một loại thuốc khác mới đây cũng đã được công nhận khả năng ngăn ngừa và làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Phương pháp chẩn đoán ung thư phổi

Bác sĩ có thể sẽ sử dụng một số kiểm tra để tìm kiếm, chẩn đoán ung thư. Những xét nghiệm này cũng có thể giúp bác sĩ xác định liệu ung thư đã di căn đến những vị trí khác trên cơ thể hay chưa. Ví dụ: xét nhiệm hình ảnh thể hiện cụ thể bức tranh 3 chiều bên trong cơ thể. Bác sĩ cũng căn cứ vào những xét nghiệm để xác định liệu pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

ung-thu-phoi-singapore

Hầu hết các loại ung thư, sinh thiết là một cách chắc chắn nhất liệu tổn thương bất thường đó có phải là ung thư hay không. Sinh thiết là cách bác sĩ lấy một phần mô nhỏ ở vị trí nghi ngờ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Nếu sinh thiết không khả thi, bác sĩ có thể gợi ý những xét nghiệm khác giúp cho việc chẩn đoán trở nên dễ dàng hơn.

Danh sách dưới đây liệt kê những phương pháp chẩn đoán ung thư có thể lựa chọn, tất nhiên không phải tất cả các xét nghiệm liệt kê dưới đây đều được sử dụng để chẩn đoán cho tất cả mọi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào”

  • Loại ung thư nghi ngờ
  • Dấu hiệu và triệu chứng
  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe
  • Kết quả của những xét nghiệm trước đó.

Xét nghiệm hình ảnh

Quét hình ảnh là phương pháp rất quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả. Chỉ có sinh thiết là có thể xác định chắc chắn liệu bệnh nhân có bị ung thư hay không. Những kết quả X quang ngực và quét hình ảnh ngực nên được kết hợp với những thông tin tiền sử bệnh, một xét nghiệm thể chất, kiểm tra máu và kết quả sinh thiết để có một bức tranh toàn cảnh về vị trí ung thư nguyên phát và những vị trí ung thư đã di căn.

Một số phương pháp phổ biến như:

  • Quét CT
  • Chụp cắt lớp phát xạ (PET)
  • Chụp hình cộng hưởng từ
  • Kiểm tra xương

Dưới đây là những cách giúp bac sĩ có thể cắt một phần mô phục vụ quá trình chẩn đoán:

  • Sinh thiết
  • Kiểm tra phân tử của khối u
  • Nội soi phế quản
  • Chọc hút bằng kim / lõi sinh thiết
  • Chọc dò ngực
  • Nội soi lồng ngực
  • Phẫu thuật nội soi lồng ngực sinh thiết khối u phổi ngoại biên (Mediastinoscopy)
  • Phẫu thuật mở ngực.

Tìm và xác định vị trí khối u  nguyên phát:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ xuất phát từ lá phổi. Một số loại ung thư khác xuất phát điểm từ một vị trí khác trong cơ thể và di căn đến phổi do đó việc bác sĩ xác định vị trí khối u nguyên phát là vô cùng quan trọng.

Để xác định vị trí khối u nguyên phát, bác sĩ sẽ căn cứ vào những dấu hiệu, triệu chứng, tiền sử bệnh, những chẩn đoán lâm sàng, hình dạng khối u trên ảnh chụp X quang và những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Bác sĩ có thể sử dụng sinh thiết để xác định vị trí khối u nguyên phát. Bac sĩ có thể gợi ý những xét nghiệm khác để xác định chính xác loại ung thư. Nếu sau những kết quả xét nghiệm trên mà bác sĩ vẫn chưa thể xác định vị trí ung thư khởi phát, bác sĩ có thể kết luận khối u không rõ vị trí khởi phát. Việc điều trị cho trường hợp này ban đầu cũng không khác nhiều so với trường hợp xác định rõ u nguyên phát.

vang-da-sut-can-co-phai-dau-hieu-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi

Đối mặt với những chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Đối với bệnh nhân, bị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ là một cú sốc không nhỏ. Một số bệnh nhân còn hoảng loạn, mất kiểm soát và trầm cảm. Bệnh nhân và gia đình không nên lo lắng nhiều trong việc bày tỏ cảm xúc với bac sĩ. Các cán bộ y tế luôn ở bên cạnh đề giúp đỡ bạn.

Bên cạnh việc kê cho bệnh nhân sử dụng những thuốc chống sốc, trầm cảm, liệu pháp tâm lý cũng được đặt lên hàng đầu. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bệnh nhân đến gặp một bác sĩ tâm lý… để nhận được những tư vấn thiết thực nhất. Thêm vào đó, bệnh nhân và người nhà của họ cũng nên được biết về những tổ chức hay cộng đồng trong xã hội có chức năng hỗ trợ những bệnh nhân ung thư phổi. Việc chia sẻ tình trạng, tâm lý hay kể cả những nỗi đau của mình với cán bộ y tế hay bác sĩ tâm lý giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là một bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân  vẫn còn hi vọng rằng bác sĩ có thể cho họ những phương pháp điều trị hiệu quả nhất và cơ hội sống sót cao nếu như được phát hiện sớm và tuân thủ lộ trình điều trị.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi

Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có thể xuất hiện những triệu chứng được nêu dưới đây. Đôi lúc, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không hề xuất hiện bất kì triệu chứng nào hoặc cũng có thể những triệu chứng được nêu dưới đây là do những tác dụng phụ của thuốc chứ không phải là do ung thư:

  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Nhịp thở ngắn
  • Đau ngực khi một khối u di căn đến niêm mạc phổi hoặc những phần khác gần phổi trong cơ thể.
  • Chán ăn
  • Ho ra đờm hoặc chất nhày
  • Ho ra máu
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Khàn giọng

u-lanh-tinh

Nếu bạn đang lo lắng về bất kì triệu chứng nào ở trên, hãy báo ngay với bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ hỏi về thời gian cũng như mức độ thường xuyên của triệu chứng. Đây là cach bác sĩ tìm ra nguyên nhân vấn đề hay còn gọi là chẩn đoán.

Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ  không có xuất hiện bất kì triệu chứng, bệnh nhân thường được phát hiện tình cờ khi chụp x quang phổi hoặc khi thăm khám những bệnh lý tim mạch.

Đa số bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ phát hiện khi ung thư đã phát triển nhanh. Một khối ung thư phổi có thể tạo ra nhiều chất dịch tích lũy trong phổi hoặc tích lũy ở khu vực xung quanh phổi và gây tổn thương phổi. Tình trạng này ngăn cản quá trình hấp thụ oxy vào máu cũng như đào thải khí cacbonic ra bên ngoài do khối u hoặc dịch lỏng ngăn chặn sự lưu thông dòng khí thở.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ có thể di căn đến bất kì vị trí nào trên cơ thể. Chúng thường xuyên di căn đến các hạch lympho, những vị trí khác trong phổi, xương, não, gan, những tổ chức xung quanh thận… Di căn ung thư tế bào phổi có thể dẫn đến:

  • Khó thở
  • Đau xương
  • Đau bụng hoặc đau lưng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Gặp khó khăn khi nói
  • Một vấn đề ít gặp hơn do khối u phổi tiết ra những hocmon dẫn đến tăng calxi huyết…

 

Một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn có thể không phải nguyên nhân do di căn. Ung thư ở bất kì vị trí nào trong cơ thể đều làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chán ăn có thể dẫn đến sụt cân, mệt mỏi có thể hiệp đồng làm giảm khả năng hô hấp của bệnh nhân.

Nếu ung thư được chẩn đoán, việc loại bỏ những triệu chứng bất lợi trên là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư.

Tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư là cách để tìm kiếm dấu hiệu ung thư trước khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu những phương pháp kiểm tra dấu hiệu của những loại ung thư cụ thể. Mục tiêu của việc tầm soát nhằm làm giảm số lượng người mắc ung thư cũng như giảm tỉ lệ chết do ung thư.

Những thông tin liên quan đến tầm soát ung thư phổi.

nhung-dau-hieu-to-benh-ung-thu-phoi

Dựa trên những kết quả từ thử nghiệm tầm soát ung thư phổi quốc gia, một vài nhóm bao gồm cả ASCO đã phát triển một số phương pháp tầm soát ung thư phổi. Thêm vào đó, tầm soát ung thư phổi đã được phê duyệt bởi hiệp hội y khoa. Có 2 biện pháp tầm soát phổ biến nhất hiện nay là: Chụp CT xoắn ốc liều lượng thấp hoặc quét spiral computed tomography. Một lần quét CT sẽ đưa ra hình ảnh 3 chiều của cơ thể. Sau đó đưa những hình ảnh này vào máy tính phân tích để tìm ra những dấu hiệu bất thường hoặc khối u.

Quét CT không áp dụng cho tất cả những người hay hút thuốc, những gợi ý mới đây nhất sẽ được thảo luận sâu hơn ở mục phía dưới. Việc tầm soát nên được tiến hành ở những cơ sở uy tín.

Sau đây là những khuyến nghị của ASCO về phương pháp tầm soát ung thư phổi cho những người thường xuyên hút thuốc lá:

Tầm soát hàng năm với phương pháp quét CT liều lượng thấp thay vì sử dụng phương pháp chụp X quang phổi. Lưu ý những đối tượng từ 55 đến 74 tuổi thường xuyên hút thuốc hoặc với những người có tiền sử hút thuốc trên 15 năm (Có thể hiện tại không còn hút thuốc nữa)

The United States Preventive Services Task Force đã khuyến nghị những người từ 55 đến 80 tuổi đã hút trên 20 điếu/ngày hoặc hơn và những người đã bỏ thuốc chưa đến 15 năm nên đi tầm soát ung thư phổi hàng năm với CT liều thấp và có thể kết thúc tầm soát khi đã bỏ thuốc được trên 15 năm hoặc có một vấn đề sức khỏe nguy hiểm nào đó đe dọa đến tính mạng.

 

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.