Khi nhắc đến ung thư, với nhiều cá nhân, nhiều gia đình, căn bệnh hiểm nghèo này dường như trở thành nỗi “ám ảnh” không bao giờ quên được. Bởi lẽ, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho cả người bệnh và những người thân của họ mà đó còn là gánh nặng lớn về kinh tế. Không ít người đã phải “bán sạch cửa nhà”, nheo nhóc, đói khổ, lay lắt sống qua ngày cũng chỉ vì ung thư.
Nhưng kể cả khi có đủ tiền để theo đuổi những phác đồ điều trị tại bệnh viện thì bệnh nhân ung thư cũng khó tránh được những tác dụng phụ mà các phương pháp trị liệu đó mang lại.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, rất nhiều bệnh nhân không theo hết liệu trình điều trị, do cơ thể người bệnh không thể hấp thụ đủ dinh dưỡng trong suốt thời gian trị bệnh dẫn đến tình trạng sụt cân, suy kiệt và sau đó là tử vong.
Vì vậy hiểu, phòng và biết cách sử dụng các sản phẫm nâng cao thể trạng, giảm thiểu những tác dụng phụ là việc vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân ung thư nhanh chóng hồi phục sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, vượt qua nỗi ám ảnh mang tên “Hóa-xạ trị”
Dưới đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị những tác dụng phụ phổ biến nhất:
Để có thêm thông tin bạn vui lòng gọi lên tổng đài 1800 1796 ( miễn cước) trong giờ hành chính hoặc 0915 00 1796 để được các chuyên gia tư vấn thêm.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tình trạng chảy máu xuất hiện khi tốc độ đông máu diễn ra quá chậm, dẫn đến chảy máu quá nhiều. Đông máu là một quá trình phức tạp có sự tham gia của nhiều tế bào máu đặc biệt được gọi là tiểu cầu và protein trong máu được gọi là các yếu tố đông máu cùng nhau lấp đầy vết thương, kiếm soát quá trình chảy máu. Vấn đề xuất huyết sẽ xảy ra khi các yếu tố đông máu bị phá hủy hoặc thiếu hụt, khi đó, lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường hoặc tiểu cầu không hoạt động đúng chức năng của mình.
DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG
Bệnh nhân xuất huyết có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
– Vết cắt chảy máu quá lâu
– Có những vết bầm tím bất thường
– Có những chấm đỏ nhỏ xuất hiện trên da
– Xuất hiện máu trong chất nôn, thường có màu như bã café
– Đi ngoài phân đen hoặc có xuất hiện máu tươi trong phân
– Đi tiểu ra máu
– Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt
– Đau khớp
– Chảy máu chân răng
– Đối với phụ nữ, chu kì kinh nguyện kéo dài và ra nhiều máu hơn bình thường.
NGUYÊN NHÂN
Một số người bị di truyền tình trạng xuất huyết do thế hệ trước để lại, nghĩa là có một Gen xuất huyết xuết hiện trong bộ gen của gia đình. Những vấn đề xuất huyết khác do bệnh hoặc sử dung thuốc. Một số nguyên nhân cụ thể gây chảy máu được liệt kê dưới đây:
– Di truyền là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chảy máu. von Willebrand’s là một bệnh phổ biến khi các yếu tố đông máu bị thiếu hụt hoặc hoạt động không đúng chức năng.
– Thiếu Vitamin K
– Ung thư gan hoặc ung thư đã di căn đến gan
– Những bệnh lý về gan bao gồm nhiễm hepatitis và xơ gan.
– Sử dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài hoặc sử dụng nhiều thuốc chống đông máu. Thuốc chẹn angiogenesis ức chế sự phát triển mạch máu mới tại các vị trí tổn thương. Thrombocytopenia và tình trạng thiếu tiểu cầu.
– Thiếu máu
– Những nguyên nhân khác không liên quan đến ung thư
CHẨN ĐOÁN
Để xác định tình trạng chảy máu, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tiền sử bệnh và tiến hành một số xét nghiệm. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra máu bao gồm kĩ thuật đếm hồng cầu (CBC), thời gian đông máu (PT hoặc INR), đếm tiểu cầu…
ĐIỀU TRỊ
Điều trị xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân chảy máu. Nếu có thể, bệnh nhân sẽ được xử lý những căn nguyên cơ bản như khối u, bệnh lý về gan. Một số liệu pháp bổ sung khác nên được áp dụng:
– Tiêm vitamin K
– Thuốc đông máu
– Truyền huyết tương hoặc tiểu cầu
– Một số liệu pháp khác như: hydroxyurea (Droxia, Hydrea) và oprelvekin (Neumega) đề xử lý vấn đề thiếu tiểu cầu.
Để có thêm thông tin bạn vui lòng gọi lên tổng đài 1800 1796 ( miễn cước) trong giờ hành chính hoặc 0915 00 1796 để được các chuyên gia tư vấn thêm.
Chúc Quang và gia đình sức khỏe!
VIÊM NHIỄM
Tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi hệ thống miễn dịch không đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm có hại xâm nhập cơ thể. Bệnh nhân ung thư có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn bình thường do cả khối u và những liệu pháp trị liệu khắc nghiệt đang làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Về hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng xâm chiếm cơ thể. Phòng thủ miễn dịch bao gồm:
Tình trạng thiếu hụt bạch cầu trung tính thường tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng. Giảm thiểu tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị ung thư, được gọi là chăm sóc giảm nhẹ. Mặc dù viêm nhiễm có thể chữa trị được những nếu không kịp thời và đúng cách có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Báo cáo với bác sĩ điều trị về tất cả những biểu hiện bất thường để được xử lý kịp thời.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Nhiễm trùng, viêm nhiễm có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể. Miệng, da, phổi, niệu… là những vị trí thường xuyên xuất hiện nhiễm trùng nhất. Báo cáo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp những dấu hiệu sau:
NGUYÊN NHÂN NHIỄM TRÙNG
Những yếu tố liên quan đến khối u, liệu pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến tế bào máu hoặc làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch:
– Thiếu ngủ, stress, dinh dưỡng nghèo nàn và những tác dụng phụ khác.
– Hóa trị
– Xạ trị diện rộng
– Khối u ảnh hưởng trực tiếp đến tủy xương như: Bệnh bạch cầu, u lympho
Ung thư di căn đến xương
ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG
Đôi khi, bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao. Giảm bạch cầu trung tính, một số loại hóa trị và xạ trị có thể khiến bạn rơi vào nguy cơ viêm nhiễm.
Nếu bệnh nhân giảm bạch cầu dẫn đến sốt cao, người nhà nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị cho đến khi hết nhiễm trùng.
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ sẽ kê thuốc kích thích sản sinh bạch cầu để nâng cao khả năng tóm bắt và tiêu diệt kháng nguyên.
MẸO PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG
Một số bước sau giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng: